Chân dung người dân tộc Việt Nam qua ống kính của nhiếp ảnh gia Réhahn

08/04/2018

Qua nhiều năm, nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn đã thực hiện vô số chuyến du ngoạn đến các vùng cao nguyên và nông thôn của Việt Nam để chụp ảnh những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em của 54 dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

Réhahn nói: "Bằng cách tìm hiểu ngôn ngữ, tôi thấy mình đã bị lôi cuốn bởi các bậc trưởng lão và những câu chuyện huyền diệu của họ. "Khi họ nói về văn hóa và truyền thống của dân tộc họ, đôi mắt của họ sáng lên. Khi khoác lên mình trang phục truyền thống, dường như họ đã trở về với người xưa, với niềm tự hào về văn hóa dân tộc của mình. Câu chuyện của họ luôn truyền cảm hứng cho tôi cho tới tận bây giờ”.

Nhiếp ảnh gia Réhahn

Năm 2011, Réhahn đã chọn thị xã Hội An làm quê hương mình tại Việt Nam. Sáu năm sau, ông mở một Viện Bảo tàng dành cho các dân tộc Việt Nam. Những bức ảnh của ông làm say đắm khán giả từ khắp nơi trên thế giới, và nâng cao nhận thức về di sản văn hoá đa dạng và quý giá của Việt Nam. Dưới đây là 25 hình ảnh từ bộ sưu tập rộng lớn của ông.

Người Bana

Người Bana cứ trú chủ yếu ở Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Bình Thuận, Đăk Lăk. Kiến trúc dân tộc Bana (hoặc Bahnar) nổi tiếng với những nhà sàn nằm ở trung tâm của làng và có thể cao tới 20 mét. 

Ảnh: Réhahn

Người Dao

Người Dao đen có trang phục quần tây đen và áo khoác với một đường thêu mỏng được trang trí với cổ áo xếp nếp và hạt ở tay áo và cổ áo. Người Dao Đỏ là những “chuyên gia” về hoa văn và sử dụng thuốc nhuộm chàm để nhuộm màu quần áo của họ.

Người Brâu

Chủ yếu sống ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, Kon Tum, Tây Nguyên. Người Brâu thường nhuộm răng, hút tẩu và sử dụng đồ trang sức đeo tai to và nặng để tạo “vẻ đẹp” cho tai.

Người Bru Vân Kiều

Người Bru - Vân Kiều có nghĩa là "những người sống trong rừng." Réhahn chụp ảnh người phụ nữ này từ một nhóm Bru - Vân Kiều ở tỉnh Quảng Trị.

Người Chăm

Người Chăm, người Hồi giáo và nói tiếng địa phương của họ, sống ở miền Nam Việt Nam, bao gồm vài ngàn người ở vùng sa mạc Ninh Thuận.

Người Cơ Tu

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Bộ tộc Cơ Tu sống ở vùng đất thấp và cao nguyên của tỉnh Quảng Nam ở miền Trung Việt Nam. Trong nhiều thế kỷ, đàn ông thường bộ trang phục làm từ sợi vỏ cây.

Người Dao

Người Dao thường canh tác trên những thửa ruộng bậc thang tại miền núi đẹp tuyệt vời ở miền Bắc, nơi này đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Người Ê đê

Người Êđê là một trong những dân tộc mẫu hệ duy nhất của Việt Nam. Phụ nữ mặc một cái sarong dài, trong khi đàn ông mặc một bộ vải lanh và áo gi lê áo choàng. Họ sống chủ yếu ở Tây Nguyên.

Người H'mông

Kỹ năng về may và thêu, là đặc điểm nổi bật của nền văn hóa H'mông. Các kỹ thuật tạo mẫu phức tạp và thêu được truyền lại qua nhiều đời. Hoa văn của người H’mông tạo ra trên vải, quần áo được đánh giá là tinh xảo.

Người La Chí

Người La Chí thường sống ở Hà Giang, Lào Cai… Đàn ông La Chi là những nhà xây dựng có tay nghề, được biết đến với khả năng trang trí các loại dụng cụ gia đình và đồ mây tre đan.

Người La Hủ

Người La Hủ còn có các tên gọi khác như Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy… Người La Hủ sống tại Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Lào…  Họ sống ở Mường Tè, Lai Châu và được biết đến với tên thợ săn hổ huyền thoại, tên “La Hủ” có nghĩa là “mạnh mẽ như một con hổ”.

Người Lô Lô

Người Lô Lô hay còn gọi là người Di, Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man. Người Lô Lô phân thành 3 nhóm, có thể phân biệt được qua màu sắc của trang phục truyền thống. Người Lô Lô ở Việt Nam cư trú chủ yếu tại Đồng Văn (Mèo Vạc), Bảo Lạc (Cao Bằng), Mường Khương (Lào Cai).

Người M'nông

Người M'nông là những huấn luyện voi có tay nghề cao, và voi đóng một vai trò quan trọng trong văn hoá dân gian M'nông và trong đời sống làng xã. Họ thường sống ở các huyện miền núi tây nam tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Quảng Nam, Lâm Đồng và Bình Phước.

Người Ơ Đu

Người Ơ Đu theo tiếng Thái, nghĩa là “thương lắm”. Tại Việt Nam, họ cư trú chủ yếu tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Ở tuổi 78, bà Vi Thị Dung là người phụ nữ cuối cùng vẫn còn mặc váy Ơ Đu truyền thống của bản mình.

Người Pà Thẻn

Người Pà Thẻn chủ yếu sống ở Hà Giang và Tuyên Quang. Đặc trưng của phụ nữ Pà Thẻn là đội khăn màu chàm quấn thành nhiều vòng trên đầu, đây là lối đội khăn chữ nhất quấn thành mái xòe rộng như mũ, hoặc chữ nhân tạo thành mái hai bên mang tai. Màu sắc trang phục chủ yếu là đỏ, đen, trắng. Hoa văn chủ yếu tạo từ dệt.

Người Phù Lá

Phần lớn người Phù Lá của Việt Nam sống trong những ngôi làng xa xôi ở tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang. Các cộng đồng nhỏ thường chỉ có 10 đến 15 gia đình và có trưởng thôn đứng đầu.

Người Hà Nhì

Người Hà Nhì là một trong những dân tộc xa xôi nhất ở Việt Nam, với một số nhóm nhỏ sống ở vùng núi Lào Cai và Lai Châu. Gồm 3 nhóm: Cồ Chồ, Là Mi, và Hà Nhì Đen.

Người Rơ Măm

Người Rơ Măm cư trú chính là làng Le, xã Mô Rai, Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum. Người Rơ Măm có tục “cà răng, căng tai”. Phụ nữ đeo khuyên, hoa tai, vòng tay và chuỗi cườm ở cổ.

Hiện tại, chỉ còn duy nhất 12 bộ trang phục truyền thống của người Rơ Măm còn tồn tại, không ai tạo ra chúng nữa. Nhiếp ảnh gia Réhahn nhận được một trong những bộ trang phục truyền thống này, cùng với ống, và túi, đây là quả tặng của tộc trưởng Rơ Măm.

Triển lãm diễn ra tại Precious Heritage Art Gallery Museum (Số 26 – Đường Phan Bội Châu, Hội An) giới thiệu 45 trang phục dân tộc thiểu số của nhiếp ảnh gia Réhahn, cũng như nhiều hiện vật và hình ảnh. Du khách có thể vào triển lãm miễn phí, mở cửa 7 ngày một tuần, và phòng trưng bày của Réhahn ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi bán sách in và sách và hỗ trợ Dự án Giving Back của nhiếp ảnh gia (Couleurs d’Asie by Réhahn – 1 st floor, 151/71 Đồng Khởi, Tp. HCM). Tất cả các hình ảnh trong câu chuyện này thuộc Bản quyền của nhiếp ảnh gia Réhahn.

Lam Tuệ (Ảnh: Réhahn)

RELATED ARTICLES