Chùa Tiêu Dao, nơi kết tinh của tâm linh và tinh hoa làng gốm Bát Tràng

24/02/2025

Chùa Tiêu Dao, một viên ngọc quý ẩn mình giữa lòng làng gốm Bát Tràng, không chỉ là một chốn tâm linh thanh tịnh mà còn là kết tinh tinh hoa văn hóa truyền thống và sự sáng tạo đương đại.

Làng gốm Bát Tràng nằm ven Sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Không chỉ là một làng nghề truyền thống nổi tiếng, nơi đây còn có một ngôi chùa gốm sứ nổi tiếng. Sự kết hợp giữa gốm sứ của văn hóa làng nghề và kiến trúc tâm linh ở chùa Tiêu Dao đã mang lại vẻ đẹp độc đáo và lưu giữ hồn cốt làng nghề truyền thống.

Bài liên quan

Ngôi chùa lưu lại vẻ đẹp làng gốm

Chùa Tiêu Dao, tên Hán Việt là Tiêu Độ Dao, ngôi chùa này tọa lạc tại thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nằm gần làng gốm Bát Tràng nổi tiếng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km về phía đông nam. Vị trí này không chỉ thuận tiện cho du khách trong việc di chuyển, tham quan mà còn tạo nên một sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp tâm linh và nét đặc sắc của làng nghề truyền thống.

Đây là một ngôi chùa cổ độc đáo với kiến trúc được trùng tu bằng gốm sứ, thể hiện tinh hoa văn hóa của làng nghề gốm Bát Tràng

Đây là một ngôi chùa cổ độc đáo với kiến trúc được trùng tu bằng gốm sứ, thể hiện tinh hoa văn hóa của làng nghề gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng có hai thôn, là Giang Cao và Bát Tràng. Đây là một làng nghề gốm lâu đời và lừng danh nhất Việt Nam. Ngôi chùa gốm sứ - Chùa Tiêu Dao, được xây dựng trên phần đất của thôn Giang Cao. Chùa đã có từ rất lâu đời. Trước năm 1945, Chùa Tiêu Dao là nơi cất giấu tài liệu, sách báo của Đảng, là nơi đi lại của nhiều cán bộ hoạt động cách mạng. Chính nơi đây, cố nhạc sĩ Văn Cao đã từng đi lại hoạt động cách mạng và bài hát “Tiến Quân Ca” của ông đã được cất giấu và phát tán từ đây.

Trải qua nhiều thăng trầm và biến cố, nhiều kiến trúc của chùa đã không còn nguyên vẹn. Vào năm 2011, khi sư thầy Thích Bảo Đức về trụ trì chùa, thầy đã cùng các Phật tử trong làng tiến hành trùng tu ngôi chùa với ý tưởng là đưa những tinh hoa của làng gốm vào kiến trúc tâm linh, tạo nên một bản sắc văn hóa riêng của ngôi chùa.

Đây là một ngôi chùa cổ, được trùng tu bằng gốm sứ đã tạo ra công trình gốm độc đáo

Đây là một ngôi chùa cổ, được trùng tu bằng gốm sứ đã tạo ra công trình gốm độc đáo

Điểm nhấn ấn tượng là hệ thống tượng thờ tại nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà thờ Thập Bát La Hán và Động Sơn Trang, tất cả đều được chế tác bằng gốm sứ. Đến nay, chùa Tiêu Dao tự hào sở hữu78 pho tượng được “gốm sứ hóa”, minh chứng cho sự tài hoa của các nghệ nhân Bát Tràng.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Nhiều tượng thờ được làm ra bằng bàn tay của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng

Nhiều tượng thờ được làm ra bằng bàn tay của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng

Kiến trúc độc đáo thu hút nhiều du khách ghé thăm

Từ ngoài nhìn vào, chùa Tiêu Dao đã mang đến ấn tượng khác biệt rõ nét khi cổng tam quan được phủ gốm, phần mái cổng là gốm nung mộc đỏ. Các chi tiết trang trí cột cổng được ghép tỉ mỉ từ hàng nghìn mảnh gốm nhỏ, đặc biệt là 2 bức phù điêu hình lân bay lượn trên mây. Tên chùa và những câu đối trên cột cổng cũng được ghép từ những mảnh gốm màu chàm. Đặc biệt là hai chiếc bánh xe cầu nguyện kiểu Tây Tạng đặt ở hai bên cổng chính, được tạo tác tỉ mỉ từ những mảnh gốm nhỏ màu vàng, cam, xanh lá và đặt trên bàn xoay có thể xoay 180 độ. Những bức tượng gốm tạo hình các chú tiểu đứng đan xen hàng cây xanh dẫn vào sân chùa.

Hoa văn trang trí tinh tế, được khắc hoạ bằng tinh hoa văn hoá Việt

Hoa văn trang trí tinh tế, được khắc hoạ bằng tinh hoa văn hoá Việt

Chùa Tiêu Dao là một tuyệt tác kiến trúc truyền thống Việt Nam, khéo léo kết hợp với nghệ thuật gốm sứ đặc trưng của làng nghề Bát Tràng. Toàn bộ khuôn viên chùa được thiết kế cân đối, mang đến cảm giác thanh tịnh, trang nghiêm nhưng cũng không kém phần nghệ thuật.

Cảm giác yên bình, thanh tịnh bao trùm lên ngôi chùa

Cảm giác yên bình, thanh tịnh bao trùm lên ngôi chùa

Qua cổng tam quan, sân chính của chùa mở ra một không gian ấn tượng với hai gian thờ 18 vị La Hán. Mỗi bức tượng La Hán đều được chế tác hoàn toàn từ gốm sứ, nổi bật trên nền tranh gốm tái hiện cảnh mây núi sống động. Các chi tiết trang trí như trụ cột, họa tiết rồng mây và hoa lá đều được làm từ gốm, thể hiện tay nghề khéo léo và sự sáng tạo tinh xảo của các nghệ nhân.

Những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã dồn hết tâm sức và tài nghệ để tạo ra những sản phẩm gốm độc đáo

Những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã dồn hết tâm sức và tài nghệ để tạo ra những sản phẩm gốm độc đáo

Từ sân chính của chùa Tiêu Dao, bạn sẽ nhìn thấy lối dẫn vào gian chính điện thuộc tòa Tam Bảo. Nổi bật ngay phía trước là bức tranh Om Mani, một câu thần chú linh thiêng, được tạo nên từ những mảnh gốm sứ nhiều màu sắc. Tác phẩm độc bản này có kích thước 2x2m, đặt trên bậc thềm được ốp bằng gốm sứ xanh lục, tạo nên sự hài hòa và ấn tượng. Xung quanh là hệ thống phù điêu, hoa văn và tượng Phật cũng hoàn toàn làm từ gốm sứ. Ngay cả bậc thềm dẫn lên Tam Bảo cũng được lát gốm với họa tiết hoa sen tinh tế, đặc trưng.

Bước vào bên trong, bạn sẽ bắt gặp hệ thống tượng Phật và ban thờ, tất cả đều là những tác phẩm gốm sứ nghệ thuật tinh xảo. Ban thờ được ghép từ những mảnh gốm tạo hình rồng, mây và hoa lá, mang đến một vẻ đẹp sống động, giàu ý nghĩa. Đặc biệt, hai pho tượng Hộ pháp cao 2.5m, được chế tác liền khối từ gốm sứ, là điểm nhấn độc đáo. Những bức tượng này mất hơn một năm để hoàn thành.

Đặc biệt, ở chùa Tiêu Dao, tất cả các pho tượng bên trong nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà thờ Thập Bát La Hán và động Sơn Trang cũng được gốm sứ hóa bằng chính bàn tay những nghệ nhân nổi tiếng

Đặc biệt, ở chùa Tiêu Dao, tất cả các pho tượng bên trong nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà thờ Thập Bát La Hán và động Sơn Trang cũng được gốm sứ hóa bằng chính bàn tay những nghệ nhân nổi tiếng

Phía sau gian chính điện là nhà thờ Tổ, nơi đặt bốn bức tượng rồng thời Lê bằng gốm sứ ở ngay trước cửa. Bên trong nhà thờ là không gian trang nghiêm với 9 pho tượng gốm, trong đó nổi bật là tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở vị trí trung tâm. Trên ban thờ còn có hai lọ bách phúc bằng gốm sứ, một món quà đặc biệt do người dân làng nghề Bát Tràng dâng tặng, thể hiện sự tôn kính và lòng hiếu hạnh.

Bên cạnh các công trình chính, không gian và cảnh quan tại chùa Tiêu Dao được chăm chút một cách tỉ mỉ, tạo nên sự hài hòa và ấn tượng. Những bức tường xây bằng gạch mộc mang đến cảm giác mộc mạc, gần gũi, trong khi khuôn viên sân chùa và khu vườn được thiết kế với các tiểu cảnh độc đáo. Những tiểu cảnh này không chỉ góp phần truyền bá ý nghĩa Phật pháp mà còn tạo không gian yên bình, thư giãn, lý tưởng để Phật tử và du khách dừng chân chiêm ngưỡng.

Không gian sân chùa cũng được chăm chút tỉ mẩn. Từng tiểu cảnh được thiết kế, trình bày gắn liền với Phật giáo và nghề làm gốm truyền thống

Không gian sân chùa cũng được chăm chút tỉ mẩn. Từng tiểu cảnh được thiết kế, trình bày gắn liền với Phật giáo và nghề làm gốm truyền thống

Đặc biệt, ở chùa Tiêu Dao, tất cả các pho tượng bên trong nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà thờ Thập Bát La Hán và động Sơn Trang cũng được gốm sứ hóa bằng chính bàn tay những nghệ nhân nổi tiếng trong làng. Có những bức tượng độc nhất vô nhị, đã tạo nên nét văn hóa truyền thống độc đáo tại làng nghề gốm sứ duy nhất ở miền Bắc.

Chùa Tiêu Dao được xem là “bảo tàng của làng nghề”

Chùa Tiêu Dao được xem là “bảo tàng của làng nghề”

Không gian sân chùa cũng được chăm chút tỉ mẩn. Từng tiểu cảnh được thiết kế, trình bày gắn liền với Phật giáo và nghề làm gốm truyền thống, đặc biệt là cảnh sinh hoạt của các cao nhân đắc đạo. Với những chi tiết độc đáo như thế, chùa Tiêu Dao được xem là “bảo tàng của làng nghề”, nơi người dân và du khách có thể cảm nhận nét đẹp thanh tịnh của nghề truyền thống.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES