Chùa Trấn Quốc - cổ tự uy nghi bậc nhất xứ kinh kỳ

28/12/2023

Với những ai thích tìm hiểu về văn hoá, kiến trúc cổ xưa thì chắc hẳn khi đến Thủ đô nhất định không thể bỏ qua chuyến tham quan chùa Trấn Quốc - ngôi chùa cổ nhất Hà Nội có tuổi đời lên đến hơn 1.500 tuổi. Đây là công trình kiến trúc uy nghi cổ kính cùng nét hiền hòa, nên thơ của Thăng Long - Hà Nội.

Tọa lạc trên bán đảo nhỏ giữa Hồ Tây, chùa Trấn Quốc là một ngôi chùa cổ hơn 1500 năm tuổi, từng là trụ sở của Phật giáo Thăng Long thời Lý - Trần. Đây cũng là nơi các vị vua chúa thường đến cầu nguyện và tu hành. Với kiến trúc độc đáo, ngôi chùa với không gian thanh tịnh và uy nghi đã thu hút hàng triệu du khách mỗi năm, từng được báo Daily Mail của Anh vinh danh là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.

Nhìn từ ngoài vào, chùa Trấn Quốc uy nghiêm, trầm mặc trên hòn đảo nhỏ của hồ Tây.

Nhìn từ ngoài vào, chùa Trấn Quốc uy nghiêm, trầm mặc trên hòn đảo nhỏ của hồ Tây.

Theo các tài liệu sử sách ghi lại, chùa Trấn Quốc được xây dựng vào năm 541 thời Tiền Lý với tên gọi ban đầu là chùa Khai Quốc. Thuở ấy, ngôi chùa nằm tại bãi đất làng Yên Hoà, tức làng Yên Phụ ngày nay. Qua các triều đại, từ vua Lê Thái Tông đổi tên thành An Quốc, vua Lê Hy Tông đổi tên thành Trấn Quốc, đến vua Thiệu Trị đổi tên thành Trấn Bắc, chùa đã trải qua nhiều biến cố và nhiều lần trùng tu hoành tráng. Tuy nhiên, người dân vẫn hay gọi chùa này theo tên cũ là Trấn Quốc và giữ mãi cho đến ngày nay.

Dưới thời vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị, chùa được trùng tu mở rộng, đắp thêm tượng và đúc chuông. Mặc dù đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chùa Trấn Quốc vẫn giữ được vẻ đẹp trang nghiêm, là di tích văn hóa độc đáo của đất nước, thu hút nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam viếng thăm.

Cổng tam quan của chùa.

Cổng tam quan của chùa.

Kiến trúc của chùa Trấn Quốc

Về kiến trúc, nội thất của ngôi chùa được thiết kế đặc trưng theo phong cách của Phật Giáo. Nhìn từ xa, toàn cảnh ngôi chùa như một đài sen nở rộ. Không gian chùa hài hòa với thiên nhiên, môi trường xung quanh, tạo nên một không gian lý tưởng cho những người muốn tìm kiếm sự yên tĩnh giữa phố thị.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
In bóng xuống mặt hồ.

In bóng xuống mặt hồ.

Chùa Trấn Quốc được bao bọc bởi cây cối um tùm và mặt nước hồ Tây với những đợt sóng dâng cao bất ngờ. Các danh sĩ như: Nguyễn Huy Lượng, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Bà huyện Thanh Quan... đã từng dạo quanh đây và để lại những tác phẩm tuyệt vời.

Chùa Trấn Quốc được bao bọc bởi cây cối um tùm và mặt nước hồ Tây với những đợt sóng dâng cao bất ngờ. Các danh sĩ như: Nguyễn Huy Lượng, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Bà huyện Thanh Quan... đã từng dạo quanh đây và để lại những tác phẩm tuyệt vời.

Mặc dù đã trải qua nhiều lần tu bổ và tôn tạo, chùa Trấn Quốc vẫn giữ được lối kiến trúc chặt chẽ theo nguyên tắc của Phật giáo. Kết cấu của chùa bao gồm nhiều lớp nhà, với ba ngôi chính là tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện được sắp xếp thành hình chữ Công. Tiền đường hướng về phía Tây, hai bên là nhà thiêu hương và thượng điện, sau đó là gác chuông. Bên phải của chùa là nhà tổ, bên trái là nhà bia. Trong khuôn viên chùa hiện còn lưu giữ 14 tấm bia khắc có giá trị lịch sử, ghi lại chi tiết về quá trình hình thành, trùng tu và sửa chữa của ngôi chùa.

Tại mỗi tầng tháp có đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý màu trắng tại mỗi ô cửa hình vòm.

Tại mỗi tầng tháp có đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý màu trắng tại mỗi ô cửa hình vòm.

Ngoài ra, với diện tích lên đến hơn 3000 m2, chùa còn có Bảo tháp Lục độ đài sen gồm 11 tầng cao 15 m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Trên đỉnh tháp có tòa Cửu phẩm liên hoa cũng được làm từ đá quý.

Sau khi tham quan tại bảo tháp khách du lịch có thể thắp hương và hành lễ ở nhà tiền đường.

Sau khi tham quan tại bảo tháp khách du lịch có thể thắp hương và hành lễ ở nhà tiền đường.

Thượng điện  trong chùa Trấn Quốc.

Thượng điện trong chùa Trấn Quốc.

Cho đến tận bây giờ, ngôi chùa này vẫn còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát có giá trị lớn được đặt chủ yếu ở Thượng điện. Nổi bật nhất trong số đó là bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn được làm từ sơn son thiếp vàng, làm từ gỗ. Đây là bức tượng Niết bàn đẹp nhất tại Việt Nam.

Đi vòng ra phía sau chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cây bồ đề tỏa bóng mát một góc sân. Điều đặc biệt là cây bồ đề này được chiết từ chính gốc cây nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ. Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad đã mang cây bồ đề này sang tặng khi ông đến thăm Hà Nội vào năm 1959.

Du khách không nên bỏ lỡ qua 1 khu vực rất tâm linh tự nhiên của chùa đó chính là cây bồ đề được trồng tại chùa Trấn Quốc.

Du khách không nên bỏ lỡ qua 1 khu vực rất tâm linh tự nhiên của chùa đó chính là cây bồ đề được trồng tại chùa Trấn Quốc.

Giá trị còn mãi với thời gian

Ngôi chùa cổ Trấn Quốc thuộc hệ phái Bắc Tông, là địa điểm thờ cúng Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Bà Quan Âm và Phật A Di Đà. Ngoài ra, chùa còn có khu vực thờ các vị thần Quan Vũ, Quan Bình, Chu Thương, Đức Ông và các thị giả, tạo nên một không gian linh thiêng đa dạng tín ngưỡng.

Trong khuôn viên chùa còn treo những bức tranh Nhân Qủa rất hay và ý nghĩa.

Trong khuôn viên chùa còn treo những bức tranh Nhân Qủa rất hay và ý nghĩa.

Mỗi ngày nơi đây đón đông đảo du khách trong và ngoài nước viếng thăm.

Mỗi ngày nơi đây đón đông đảo du khách trong và ngoài nước viếng thăm.

Được Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp đánh giá cao về giá trị lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc được xếp vào top 10 công trình của Đông Dương. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình bảo tồn, chùa vẫn giữ được nét đẹp văn hóa đặc trưng. Năm 1962, nơi đây được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia, khẳng định vai trò quan trọng trong di sản văn hóa Việt Nam.

Chùa Trấn Quốc là niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam, là điểm đến mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Ngày nay, chùa không chỉ là nơi tôn kính của Phật tử mà còn là điểm hẹn tâm linh nổi bật của Hà Nội, thu hút đông đảo du khách, những người tìm kiếm sự thanh tịnh và an nhiên trong hành trình tìm về Phật pháp.

Bài và ảnh: Hà Mai Trinh
RELATED ARTICLES