Chụp selfie sẽ gây hại tới động vật

05/09/2019

Các nghiên cứu gần đây khiến người dân ở New Zealand đang lo ngại rằng xu hướng chụp ảnh "selfie" với chim cánh cụt và các động vật khác sẽ ảnh hưởng xấu đến việc ăn uống, hành vi và tỉ lệ sinh sản của chúng.

Tại Hội nghị Chim cánh cụt Quốc tế ở New Zealand, bên cạnh các cuộc thảo luận nghiêm trọng về sự nguy hiểm của biến đổi khí hậu và môi trường sống, một vấn đề tưởng như... không liên quan cũng đã được đưa ra là: chụp ảnh "selfie" cùng các loài động vật hoang dã. Theo đó, các chuyên gia đang ngày càng lo ngại rằng việc mọi người cố chụp những bức ảnh hoàn hảo với động vật hoang dã sẽ ảnh hưởng xấu đến hành vi của con vật đó.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng số lượng ảnh selfie với động vật hoang dã trên Instagram đã tăng lên 292% trong khoảng từ 2014 đến 2017 - và 40% trong số đó là những bức hình không phù hợp vì người trong hình đang ôm, giữ hoặc tương tác sai cách với động vật.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng số lượng ảnh selfie với động vật hoang dã trên Instagram đã tăng lên 292% trong khoảng từ 2014 đến 2017 - và 40% trong số đó là những bức hình không phù hợp vì người trong hình đang ôm, giữ hoặc tương tác sai cách với động vật.

Giáo sư Philip Seddon, Giám đốc chương trình quản lý động vật hoang dã của Đại học Otago đã nói trong Hội nghị Toàn cầu, được tổ chức tại Dunedin tuần trước, rằng việc chụp ảnh selfie với động vật hoang dã là một “điều đáng sợ” và gây hại cho động vật, chẳng hạn như: gây căng thẳng về thể chất và tinh thần, làm gián đoạn thói quen ăn uống và sinh sản, thậm chí có khả năng làm giảm tỉ lệ sinh ở động vật.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Theo Giáo sư Philip Seddon, một bức ảnh tự sướng phù hợp là bức ảnh không có sự tương tác trực tiếp giữa con vật và con người, con vật không bị giữ lại hay giam cầm để làm công cụ chụp ảnh. Thế nhưng, ở nhiều nơi tại New Zealand, khách du lịch thường bị bắt gặp đang nhảy múa với những con sư tử biển bị đe dọa tuyệt chủng hoặc đuổi theo những chú chim cánh cụt mắt vàng quý hiếm, hay cố gắng ôm những con chim Kiwi nhút nhát trong lúc chụp ảnh. Hành động này cùng ánh sáng của điện thoại di động, tiếng ồn và chuyển động của đèn flash khi chụp ảnh selfie thực sự các loài động vật bị căng thẳng.

Philippa Agnew, nhà quản lý Khoa học và Môi trường tại vùng đất chim cánh cụt xanh ở Oamaru (phía đông của đảo Nam New Zealand) cho biết, ảnh selfie với động vật hoang dã có thể hữu ích trong việc nâng cao nhận thức của mọi người đối với các nỗ lực bảo tồn thiên nhiên. Thế nhưng trên thực tế, khách du lịch đến thăm Oamaru thường xuyên chặn những chú chim cánh cụt màu xanh lam di chuyển từ biển vào bờ, đuổi theo hoặc cố gắng để ôm chúng lên. Những hành động đó có thể ngăn không cho chim cánh cụt săn tìm thức ăn hoặc cho chim con ăn.

qs7hz4hffxn21

Bởi vậy, cộng đồng bảo tồn thiên nhiên vẫn đang cố gắng tìm cách để sử dụng ảnh selfie với động vật hoang dã vào việc hữu ích, đồng thời nảy ra ý tưởng nhắm vào những người có ảnh hưởng trên Instagram để nhờ họ lan truyền thông điệp về cách tương tác an toàn với động vật hoang dã.

Kiều Mai - Nguồn: The Guardian
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES