Công trình kiến trúc cuối cùng và độc đáo nhất của nhà Nguyễn

30/10/2020

Lăng Khải Định là công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là công trình nổi bật nhất trong hệ thống lăng tẩm còn sót lại.

lăng tẩm thời Nguyễn

Vua nhà Nguyễn có truyền thống tự xây lăng mộ cho mình từ khi còn sống. Các quan trong triều, từ Khâm Thiên Giám tới bộ Lễ, bộ Công đều được huy động đi tìm các khu đất sơn triều thủy tụ, tiếp nối long mạch.

Hệ thống lăng tẩm ở Huế mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử và kiến trúc chồng khít lên nhau, trang nghiêm mà hùng vĩ, thăng trầm và biến loạn theo chính trị. Bởi vậy, trải qua 13 đời vua, nhưng đến nay Huế chỉ còn lưu giữ được 7 lăng: Lăng Gia Long (Thiên Thụ Lăng), Minh Mạng (Hiếu Lăng), Thiệu Trị (Xương Lăng), Tự Đức (Khiêm Lăng), Dục Đức (An Lăng), Đồng Khánh (Tư Lăng) và Khải Định (Ứng Lăng).

Lăng Minh Mạng.

Lăng Minh Mạng.

"Những người giữ lăng" đầu thế kỉ 20.

Kiến trúc mỗi lăng phần nào bộc lộ tính cách và con người nhà vua. Vua Gia Long thâm trầm, phóng khoáng, chọn xây lăng tại một chốn xa kinh thành, bốn bề cây cối. Vua Minh Mạng cương trực, nghiêm nghị, bởi vậy cấu trúc lăng tẩm được dựng đăng đối theo trục Thần đạo xuyên tâm. Vua Tự Đức mềm mỏng, khoan thứ, chọn xây lăng bên một hồ nước lớn, trong một thung lũng hẹp,… Vua Khải Định xa hoa, vậy nên lăng tẩm của ông cũng được ví như một “chiếc lồng sơn son thiếp vàng”.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Khung cảnh xa hoa bên trong lăng Ứng Lăng.

Khung cảnh xa hoa bên trong lăng Ứng Lăng.

Ứng Lăng - tác phẩm cuối cùng và độc đáo nhất triều nguyễn

Lăng Khải Định (hay Ứng Lăng) có diện tích khoảng 1 hecta, nhỏ nhất so với hệ thống lăng tẩm còn sót lại, nhưng đây cũng là công trình được xây dựng lâu nhất và tốn kém nhất. Thậm chí, người đời sau còn gạt lăng Khải Định ra khỏi các hạng mục kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi chất ngông nghênh, độc đáo và cảm giác “lạc lõng” mà nó đem lại.

Ứng Lăng được hoàn thành bởi vua Bảo Đại, 6 năm sau khi vua Khải Định băng hà. Đây cũng chính là công trình kiến trúc cuối cùng của nhà Nguyễn. Sinh thời, vua Khải Định rất sính ngoại. Vật liệu xây lăng là sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise…, được nhập từ Pháp. Tổng thể lăng tẩm cũng là sự kết hợp hài hòa giữa Đông – Tây, cổ điển – hiện đại, dễ nhận thấy nhất là những hàng cột bát giác, vòm cửa cao và rộng của kiến trúc Roman Gothic và chiếc cổng hình trụ tháp mang âm hưởng Ấn Độ.

Kiến trúc Gothic hài hòa khi đặt cạnh trụ stoupa và biểu tượng kiến trúc châu Á khác.

Kiến trúc Gothic hài hòa khi đặt cạnh trụ stoupa và biểu tượng kiến trúc châu Á khác.

Sân chầu tượng quan văn quan võ, voi ngựa chầu nhà vua.

Sân chầu tượng quan văn quan võ, voi ngựa chầu nhà vua.

Cung An Định - đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc

Đỉnh cao trong nghệ thuật xây dựng và trang trí Ứng Lăng là cung Thiên Định. Cho tới ngày hôm nay, du khách vẫn luôn trầm trồ trước những bức phù điêu khảm kính sứ phủ kín ba gian giữa trong cung. Toàn bộ sành sứ và thủy tinh đều được nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản.

Nghệ thuật điêu khảm kính sứ đạt đến tinh hoa.

Nghệ thuật điêu khảm kính sứ đạt đến tinh hoa.

Nghệ thuật điêu khảm kính sứ đạt đến tinh hoa.

Nghệ thuật điêu khảm kính sứ đạt đến tinh hoa.

Nghệ thuật điêu khảm kính sứ đạt đến tinh hoa.

Nghệ thuật điêu khảm kính sứ đạt đến tinh hoa.

Trên trần của ba gian giữa là ba bức họa “Cửu long ẩn vân” được thực hiện bởi Phan Văn Tánh, nghệ nhân nổi tiếng bậc nhất Việt Nam thời bấy giờ. Đến bây giờ, những nhà nghiên cứu mỹ thuật vẫn còn thắc mắc rất nhiều về kĩ thuật vẽ tranh của Phan Văn Tánh, không biết ông đã làm cách nào mà bức tranh tường với qui mô lớn như vậy, trải qua gần trăm năm mà vẫn như vừa mới vẽ, nét mực đậm, sắc nét, những con rồng uốn lượn trong mây có hồn như thể sắp bay lên trời. Cùng với ba bức phù điêu sứ, ba bức tranh tường “Cửu long ẩn vân” tạo nên một khối rubik mỹ thuật thăng hoa mang vẻ đẹp hoàn hảo.

Bức họa

Bức họa "Cửu long ẩn vân".

Bức tượng đồng kích cỡ 1:1 được vua đặt đúc bên Pháp và đưa về Việt Nam mạ vàng. Dưới chân bức tượng khoảng 9m là nơi táng vua.

Bức tượng đồng kích cỡ 1:1 được vua đặt đúc bên Pháp và đưa về Việt Nam mạ vàng. Dưới chân bức tượng khoảng 9m là nơi táng vua.

Về chuyện Phan Văn Tánh vẽ tranh, đến giờ dân gian vẫn lan truyền giai thoại như sau: Một lần, vua Khải Định tới xem, mọi người đều dừng làm việc xuống nghênh tiếp nhà vua, riêng Phan Văn Tánh vẫn cứ mê mải vẽ trên trần nhà. Vua Khải Định nghĩ rằng ông không coi trọng mình, ngay đến cả con rồng thể hiện uy quyền của nhà vua mà ông cũng dùng chân để vẽ. Nhà vua tức giận cho gọi Phan Văn Tánh xuống để hỏi tội. Phan Văn Tánh bèn tuột xuống giải thích với nhà vua: "Sở dĩ hạ thần không xuống nghênh tiếp nhà vua vì sợ mất nhiều thời gian mà công trình sẽ không hoàn thành như thời hạn nhà vua đã ban. Lý do thứ hai hạ thần phải vẽ bằng chân, vì nếu vẽ những bức tranh trên trần nhà bằng tay thì khoảng cách từ tay đến mắt rất gần, mà muốn nhìn độ đậm nhạt của một bức tranh có quy mô lớn như vậy thì phải vẽ bằng chân. Phải nhìn từ xa mới thấy rõ”. Sau khi nghe người thợ đưa ra những lý do như vậy, mặc dù giận nhưng nhà vua không còn lý do gì để trách, Khải Định quay lại bảo với ông Tánh: "Nếu như Việt Nam này có hai Phan Văn Tánh như nhà ngươi thì ta sẽ chặt đầu nhà ngươi".

"Cửu long ẩn vân" sau gần 100 năm vẫn hiện lên sắc sảo và sống động.

Thông tin thêm

Vua Khải Định có tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, là con trưởng của vua Đồng Khánh. Ngày 18 tháng 5 năm 1916, Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định. Năm 1925, vua Khải Định mất, con trai duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại) lên kế vị.

Lăng Khải Định toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, cách trung tâm thành phố Huế 10 km.

Vé tham quan lăng: 150.000 đồng/người

Giang Tống
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES