Cuộc sống của mèo trên những nẻo đường phố

01/09/2021

Suốt 18 năm qua, hai nhiếp ảnh gia Tuul và Bruno Morandi đã đi khắp thế giới để chụp ảnh con người, các thành phố và phong cảnh. Cũng từ những hành trình đó, họ vô tình tìm thấy một nguồn cảm hứng mới - những con mèo sống trên khắp các nẻo đường phố.

Trong cuốn sách ảnh La Grand Odysée des Chats (Chuyến du hành của những chú mèo) của cặp đôi nhiếp ảnh gia xuất bản lần đầu năm 2018, hình ảnh những con mèo tràn ngập trong các trang sách. Chúng đến từ khắp mọi nơi, làm đủ mọi hành động, từ nằm phơi nắng bên cạnh dãy nhà màu xanh đặc trưng của thành phố Chefchaouen ở Morocco, chơi đùa trong các phế tích còn sót lại từ thời cổ đại ở Hy Lạp cho đến kiên nhẫn rình mò, chờ đợi những miếng cá “đầu thừa đuôi thẹo” ở một chợ cá Nhật Bản.

"Nhìn gì thế. Ông đang chụp tôi sao?"

Với Tuul, chụp ảnh cho mèo cũng đem lại rất nhiều điều thú vị như khi chụp cho con người vậy. Cô nói: “Bruno và tôi thích kiểu chụp ảnh ngẫu hứng về cuộc sống hàng ngày trên đường phố”.

Hai nhiếp ảnh gia chia sẻ trước khi tiến đến gần những con mèo, họ sẽ cố gắng bắt những khoảnh khắc tự nhiên, chân thực nhất của các nhân vật trong ảnh (cả người và cả động vật). Sau đó họ mới nói cho những người trong ảnh biết là mình đã vừa được chụp như thế nào, cũng như họ chỉ tương tác và cưng nựng mèo nếu như chúng (có vẻ) đồng ý.

Một con mèo lấp ló sau bức tường ở thành phố Chefchaouen, miền Bắc Morocco. Theo truyền thuyết, chính những người Do Thái đã mua đất tại đây và sơn toàn bộ thành phố màu xanh sau khi trốn thoát khỏi cuộc truy lùng của người Tây Ban Nha vào năm 1492.

Empty

"Ê, trên kia có gì kìa tụi bay!?"

Empty
Empty

Không khó để bắt gặp những con mèo tự do đi lại trong mọi ngõ ngách, đường phố Chefchaouen.

Chúng thậm chí còn "ngủ bất chấp" trên đường phố, mặc kệ dòng người đi qua.

Từ những trải nghiệm của mình, hai nhiếp ảnh gia để ý rằng, mèo hoang ở từng thành phố cũng có sự tương đồng trong hành vi của mình, nhưng cũng có một số con thì nhút nhát hơn so với các con khác. Những con mèo hoang bị bỏ rơi từ khi còn nhỏ thường thiếu thân thiện khi gặp con người, nhưng cũng có những con mèo đi lạc, vô chủ thì lại thân thiện hơn.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

“Ở Nhật Bản, hầu hết những con mèo hoang mà chúng tôi từng gặp đều không hề tỏ ra ngại ngùng gì trước con người cả", Tuul nói. "Có lẽ chúng biết rằng con người rất tốt bụng hoặc chúng có ấn tượng tốt từ những người cho ăn trước kia”.

Những con mèo hoang ở Nhật Bản luôn có các mối quan hệ "đặc biệt thân thiết" với ngư dân đánh bắt cá.

Empty

Có rất nhiều "đảo mèo" trên khắp vùng biển Nhật Bản. Những chú mèo tại đây được cho là rất dạn người, không ngại tiếp xúc với con người.

Nhật Bản là quốc gia khiến Tuul và Bruno rất ấn tượng với cuộc sống của loài mèo. Tuul và Bruno kể lại, những con mèo là biểu tượng may mắn với người Nhật: “Họ thậm chí có những ngôi đền để thờ cúng chúng”. Mèo còn là điều thu hút khách du lịch đến Nhật khi quốc gia này có đến 11 hòn đảo mèo.

Empty

Ở Tokyo, có một số ngôi đền dành riêng cho mèo. Tại những khu vực này, du khách có thể bắt gặp mèo đá và mèo thật ở cạnh nhau.

Empty
Empty
Empty
Empty

"Trong đám mèo giả kia, tôi vẫn là nổi bật nhất."

Cặp đôi nhiếp ảnh gia chia sẻ nhận thức và thái độ của người dân với mèo hoang bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa, tôn giáo, lịch sử và truyền thuyết bản địa. Nhiều người tin rằng, năm xưa nhà tiên tri Muhammad đã thuyết pháp trong khi ôm chú mèo yêu quý Muezza của mình trên đùi. Khi phát hiện Muezza đang ngủ, ông còn sẵn sàng cắt một bên vạt áo của mình để không phá đi giấc ngủ của Muezza. “Tại hầu hết nước Hồi giáo như Morocco và Thổ Nhĩ Kỳ, họ có mối quan hệ đặc biệt với mèo vì nhà tiên tri của họ yêu mến sinh vật này”, Tuul giải thích.

Ảnh chụp tại Ephesus, thành phố cảng La Mã cổ đại ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Con mèo này đang chơi đùa tại một khu di tích bỏ hoang có tuổi đời hơn 2.000 năm.

meo (1)

Một con mèo khác thì đang nằm trên tàn tích, vươn mình dưới ánh mặt trời.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thích mèo hoang. Đa số mèo hoang bị coi là mối nguy với động vật hoang dã địa phương và là nguồn lây lan bệnh dịch. Năm 2013, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Communications thống kê, mèo hoang đã (gián tiếp) giết chết 1,3 - 4 tỷ con chim và từ 6,3 - 22,3 tỷ động vật có vú mỗi năm ở Mỹ. Tuy nhiên, nghiên cứu này ngay lập tức bị dư luận đặt dấu hỏi bởi chưa có bằng chứng xác thực, cũng như việc ước tính con số chính xác như vậy là gần như không thể.

Mèo con ngồi ở phố cổ Lamu, khu định cư lâu đời nhất của người Swahili ở Kenya, Đông Phi và là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Những con mèo trên đảo Lamu thường có khuôn mặt hẹp và chân dài hơn.

Ước tính có khoảng 10.000 con mèo trên tất cả 4 hòn đảo chính của quần đảo Lamu. Mèo hoang là một phần trong nền văn hóa của người bản địa. Ngoài số lượng dày đặc của mèo hoang, Lamu còn là nơi sinh sống của hàng nghìn con lừa.

Bất chấp những tranh cãi về lợi ích và ảnh hưởng của mèo, đa phần con người trên khắp thế giới đều không cảm thấy có vấn đề gì với loài vật này. Ở đảo Lamu, mèo đường phố là một phần lịch sử văn hóa của họ. Ở Hy Lạp, mèo được pháp luật bảo vệ quyền sống cho chúng. Trong các bức ảnh của cặp đôi nhiếp ảnh gia, có thể thấy con người thản nhiên “phớt lờ” những sinh vật đó hay chủ động cưng nựng và bế chúng. Cặp đôi chia sẻ: “Với họ, mèo là một phần của cuộc sống đường phố hàng ngày rồi”.

Những con mèo thản nhiên đánh nhau mà chẳng ai bận tâm.

"Nghỉ ngơi một chút nào, đừng ai làm phiền tôi đấy!"

Huyền Châu - Ảnh: Internet - Nguồn: National Geographic
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES