Cưỡi ngựa, diện cổ phục Việt và lan tỏa tình yêu văn hóa, lịch sử qua từng trang phục

19/11/2024

Hà Nội rực rỡ với sự kiện diễu hành cổ phục "Bách Hoa Bộ Hành 2024", màn trình diễn khép lại chuỗi hoạt động của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024. Hơn 500 người mặc những bộ cổ phục Việt Nam truyền thống, tái hiện hình ảnh các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cùng nhau diễu hành qua các tuyến phố cổ, tạo nên một không gian đậm chất văn hóa, nghệ thuật và lịch sử.

Theo đó, từ 15h30 - 18h ngày 17.11, Bách Hoa Bộ Hành xuất phát từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đi qua Nhà hát Lớn Hà Nội - Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, đi dọc phố Tràng Tiền và tiến vào không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm với khoảng 300 - 500 tình nguyện viên tham gia.

Bài liên quan

Lễ hội diễu hành cổ phục với các đoàn: Đoàn kỵ binh, Đoàn lính rước, Đoàn lễ nhạc nhi đồng, Đoàn áo giao lĩnh - trực lĩnh, Đoàn tiền thân áo dài, Đoàn áo dài, Đoàn hôn lễ, Đoàn áo nhật bình, Đoàn cung đình, Đoàn cách tân/Cosplay Việt phục, Đoàn Việt phục tự do…

"Bách hoa bộ hành", ngày hội Việt phục

Sự kiện "Bách Hoa Bộ Hành 2024" đã khắc họa một bức tranh sinh động về lịch sử trang phục Việt Nam qua các triều đại, tái hiện tinh hoa văn hóa dân tộc từ những bộ trang phục cung đình triều Nguyễn uy nghiêm đến áo dài truyền thống duyên dáng. Mỗi bộ cổ phục đều được chế tác tỉ mỉ, thể hiện rõ nét phong cách và nghệ thuật may mặc của từng thời kỳ, mang đến cho công chúng một trải nghiệm độc đáo và sâu sắc.

Đây là một hoạt động nhằm giới thiệu, tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt, đồng thời giúp khán giả tìm hiểu thêm những nét văn hoá đặc sắc

Đây là một hoạt động nhằm giới thiệu, tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt, đồng thời giúp khán giả tìm hiểu thêm những nét văn hoá đặc sắc

Không gian của "Bách Hoa Bộ Hành 2024" là nơi dòng chảy thời gian và lịch sử hòa quyện cùng nhau, tạo nên một sân chơi đầy sáng tạo và giao lưu văn hóa. Sự kiện không chỉ đơn thuần là cuộc diễu hành cổ phục mà còn là dịp để các nhà thiết kế, nhóm nghiên cứu và những người đam mê cổ phục gặp gỡ, trao đổi kiến thức, chia sẻ niềm đam mê với văn hóa dân tộc.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Giữa khung cảnh náo nhiệt của phố cổ Hà Nội, mỗi bộ Việt phục - từ áo giao lĩnh, áo nhật bình cho đến áo dài truyền thống - đều như một câu chuyện lịch sử được sống lại, mang theo bao tinh hoa văn hóa. Các tuyến phố quen thuộc của Thủ đô bỗng chốc trở thành "sàn diễn" nghệ thuật ngoài trời, thu hút sự chú ý của hàng nghìn người dân và du khách, tái hiện vẻ đẹp của một thời đã qua giữa lòng phố hiện đại.

Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 10 năm phong trào cổ phục Việt Nam (2014 - 2024), đồng thời hòa mình vào dòng chảy sáng tạo của thời đại văn hóa mới

Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 10 năm phong trào cổ phục Việt Nam (2014 - 2024), đồng thời hòa mình vào dòng chảy sáng tạo của thời đại văn hóa mới

Sự kiện "Bách Hoa Bộ Hành" mang ý nghĩa "trăm hoa đua nở", biểu trưng cho sự phong phú, đa dạng của các trang phục truyền thống đang từng bước được hồi sinh, tạo nên một không gian tràn đầy sắc màu và sinh khí. Chương trình đã góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt, khẳng định sự kết nối giữa truyền thống và sáng tạo, để Việt phục không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây không chỉ là màn trình diễn cổ phục mà còn là hành trình khám phá, tìm hiểu về lịch sử, nghệ thuật dân tộc, khẳng định niềm tự hào về bản sắc văn hóa Việt Nam, đưa vẻ đẹp cổ phục lan tỏa ra thế giới từ giữa lòng Thủ đô Hà Nội.

Chương trình đã làm sống lại ký ức lịch sử qua trang phục, đồng thời khẳng định sự sáng tạo, gắn kết giữa truyền thống và hiện đại

Chương trình đã làm sống lại ký ức lịch sử qua trang phục, đồng thời khẳng định sự sáng tạo, gắn kết giữa truyền thống và hiện đại

Ban tổ chức mong muốn thông qua đó giới thiệu và chia sẻ thành quả nghiên cứu, thúc đẩy hợp tác, thổi hồn những giá trị tươi mới, tạo ra môi trường giao lưu năng động cho người làm sáng tạo phát huy các giá trị gốc của dân tộc, làm nền tảng bồi đắp tinh thần thiết kế - sáng tạo đậm đà bản sắc Việt trong ngành công nghiệp sáng tạo.

Không chỉ là dịp tôn vinh và giới thiệu nét đẹp cổ phục truyền thống lẫn cách tân, sự kiện còn là nơi để các cá nhân, nhóm nghiên cứu và sưu tầm cổ phục tại Hà Nội chia sẻ câu chuyện, kinh nghiệm

Không chỉ là dịp tôn vinh và giới thiệu nét đẹp cổ phục truyền thống lẫn cách tân, sự kiện còn là nơi để các cá nhân, nhóm nghiên cứu và sưu tầm cổ phục tại Hà Nội chia sẻ câu chuyện, kinh nghiệm

Vừa qua, trong show âm nhạc “Anh trai vượt ngàn chông gai”, tiết mục “Trống cơm” do Nghệ sĩ Nhân dân Tự Long, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven thể hiện trở thành tiết mục triệu view hút khán giả. Sự pha trộn chất liệu truyền thống với hiện đại, từ giai điệu đến âm nhạc, cái kết là tiếng đàn bầu trong khung cảnh lễ hội rợp cờ gây ấn tượng mạnh với khán giả. Với tinh thần sáng tạo, đổi mới đã “hồi sinh” nét đẹp văn hóa dân gian trong cộng đồng, trở thành sản phẩm sáng tạo góp phần tích cực vào sự phát triển công nghiệp văn hóa theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

Bộ phim “Cám” là tác phẩm điện ảnh gây chú ý bậc nhất cho khán giả Việt bởi loạt trang phục cổ trang được đầu tư công phu, có sự nghiên cứu kỹ lưỡng khi đưa trang phục cổ lên màn ảnh. Nhiều đánh giá cho rằng, doanh thu 117 tỷ đồng của bộ phim “Cám” thành công một phần nhờ hình ảnh phục trang ấn tượng. Tổ phục trang của đoàn phim “Cám” tái hiện áo tứ thân, ngũ thân, giao lĩnh, viên lĩnh, đối khâm… cùng với việc đưa các chất liệu văn hóa dân gian đặc trưng như tranh Đông hồ, tranh làng Sình vào trang phục.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES