Nhiều người đổ xô săn vé trải nghiệm du lịch vũ trụ năm 2027 của Trung Quốc

29/10/2024

Ngay khi những chiếc vé du hành vũ trụ đầu tiên được tung ra thị trường, một cơn sốt săn vé đã nổ ra. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng nghìn người đã đổ xô đặt cọc, và đáng ngạc nhiên hơn, có những khách hàng sẵn sàng chi trả số tiền đặt cọc lên đến 50.000 tệ (gần 180 triệu đồng) mà không hề chần chừ.

Ngành du lịch vũ trụ đang trở thành mục tiêu mới của Trung Quốc khi Công ty Deep Blue Aerospace có trụ sở tại tỉnh Giang Tô hôm 24/10 công bố kế hoạch đưa du khách vào không gian cận quỹ đạo từ năm 2027. Trong buổi phát trực tiếp, 2 vé trong tour du hành vũ trụ do Deep Blue Aerospace tung ra lập tức có khách chốt cọc xuống tiền nhanh chóng.

Bài liên quan

Khoảng 3 triệu người đã theo dõi chương trình phát sóng trên nền tảng mua sắm Taobao của Công ty Deep Blue Aerospace. Đây là lần đầu tiên một công ty Trung Quốc rao bán vé du lịch vũ trụ công khai. Danh tính của 2 vị khách không được tiết lộ.

Với giá vé 1,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 210 nghìn USD), hành khách sẽ nhận được

Với giá vé 1,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 210 nghìn USD), hành khách sẽ nhận được "nhiều hơn một trải nghiệm không trọng lực ngắn ngủi"

Với mức giá này, khách hàng sẽ nhận được "nhiều hơn là một trải nghiệm không trọng lượng ngắn ngủi", Deep Blue Aerospace cho biết. "Họ sẽ trải nghiệm sự rộng lớn và bí ẩn của vũ trụ, chứng kiến cảnh quan hùng vĩ ngoài Trái Đất. Đây sẽ là một chuyến du hành vũ trụ đa giác quan, toàn diện và cả đời không thể quên", công ty chia sẻ.

Deep Blue Aerospace cũng giới thiệu hình ảnh hệ thống bay cận quỹ đạo của mình - một tổ hợp tên lửa - tàu vũ trụ có thể tái sử dụng tương tự New Shepard của công ty Mỹ Blue Origin.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Du lịch vũ trụ trở thành xu hướng khai thác của các dịch vụ du lịch

Du lịch vũ trụ trở thành xu hướng khai thác của các dịch vụ du lịch

Đến nay, New Shepard đã thực hiện 8 chuyến bay chở người đến vùng cận quỹ đạo, gần đây nhất là vào ngày 29/8. Con tàu có thể chở 6 hành khách. Họ sẽ trải nghiệm vài phút không trọng lượng và ngắm nhìn Trái Đất xanh giữa nền vũ trụ tối đen trong chuyến bay kéo dài 10 - 12 phút, tính từ khi cất cánh đến khi hạ cánh. Những chuyến bay cận quỹ đạo của Deep Blue Aerospace có thể cũng sẽ như vậy.

Deep Blue Aerospace cho biết, tàu vũ trụ sẽ phóng lên nhờ tên lửa đẩy tái sử dụng Nebula-1 của công ty. Tàu vũ trụ bay cao tối đa 100 - 150 km, có thể đưa hành khách vượt qua Đường Kármán và tiến vào rìa không gian. Chuyến bay cận quỹ đạo kéo dài khoảng 12 phút, trong đó hành khách sẽ trải nghiệm ít nhất 5 phút không trọng lượng.

Giá vé cho mỗi chuyến bay dự kiến khoảng 1,5 triệu tệ (5,3 tỷ đồng). Người mua khi đặt vé phải chốt luôn khoản cọc 50.000 tệ (180 triệu đồng). Chuyến bay sẽ vượt qua bầu khí quyển để tiến tới rìa không gian dù không đi vào quỹ đạo. Ít nhất 5 hành khách trong chuyến đi này được trải nghiệm cảm giác không trọng lượng.

Ngay khi những chiếc vé du hành vũ trụ đầu tiên được tung ra thị trường, một cơn sốt săn vé đã nổ ra

Ngay khi những chiếc vé du hành vũ trụ đầu tiên được tung ra thị trường, một cơn sốt săn vé đã nổ ra

Nếu du khách mua tour qua Taobao, giá vé giảm xuống còn 1 triệu tệ (3,5 tỷ đồng). Điều kiện khách mua tour cần có nền tảng thể lực tốt với độ tuổi từ 18 đến 60. Trước chuyến đi, mỗi ứng viên phải trải qua bài kiểm tra nghiêm ngặt về tình trạng sức khỏe.

Deep Blue Aerospace đặt mục tiêu gia nhập một nhóm nhỏ các công ty trên toàn cầu cung cấp những gì được coi là ranh giới tiếp theo của du lịch mạo hiểm. Đó là những chuyến đi đắt đỏ, nơi hành khách sẵn lòng chi hàng trăm nghìn USD để vượt qua ranh giới cách bề mặt trái đất khoảng 100km để vào không gian.

Tổ hợp tàu vũ trụ - tên lửa cũng sẽ trải qua hàng chục thử nghiệm vào năm 2026 nhằm đảm bảo tính an toàn và đáng tin cậy

Tổ hợp tàu vũ trụ - tên lửa cũng sẽ trải qua hàng chục thử nghiệm vào năm 2026 nhằm đảm bảo tính an toàn và đáng tin cậy", đại diện của Deep Blue Aerospace cho biết

Với giá vé của Deep Blue Aerospace bằng chưa đến 1/2 chi phí cho chuyến bay cận quỹ đạo của công ty Mỹ Virgin Galactic. Virgin Galactic là một trong hai công ty đã thực hiện thành công việc đưa hành khách trả phí lên vùng không gian cận quỹ đạo, bên cạnh Blue Origin. Trong khi Blue Origin chưa tiết lộ giá vé, Virgin Galactic gần đây đã định giá vé là 450.000 USD cho hành trình khoảng 90 phút đến rìa không gian.

Hiện các công ty trên thế giới bước vào cuộc đua đưa khách lên vũ trụ và những người mê du hành có thể tìm một chuyến đi với chi phí rẻ hơn trước đó. Năm 2021, SpaceX thực hiện chuyến bay đầu tiên đưa 4 du khách lên vũ trụ và trở về an toàn. Mỗi khách phải chi trả cho chuyến đi này lên tới 55 triệu USD. Đến nay mức giá vào không gian này càng cạnh tranh hơn để nhiều người có thể tiếp cận. Đại diện Công ty Space Perspective của Mỹ khẳng định, cuộc dạo chơi vào vũ trụ đến nay không chỉ dành riêng cho các tỷ phú nữa.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES