ĐBSCL sẽ có nguy cơ bị di tản trong 50 năm tới

06/09/2019

Mới đây, các nhà khoa học Hà Lan công bố phát hiện rằng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ còn cao hơn mực nước biển 0,8 m (so với mức 2,6 m theo công bố hiện tại), đồng nghĩa với nguy cơ 12 triệu dân vùng đồng bằng này sẽ phải di cư trong 50 năm tới.

Dữ liệu mới nhất về tốc độ chìm của ĐBSCL vừa được công bố trên Tạp chí Nature Communications ngày 28/8 bởi nhóm nghiên cứu của ĐH Utrecht (Hà Lan).

Sau quá trình nghiên cứu và đo đạc trên thực địa, nhà địa chất Philip Minderhoud và các cộng sự phát hiện khu vực hạ nguồn sông Mekong thực tế chỉ còn cao hơn mực nước biển trung bình 0,8 m, chênh lệch gần 2 m so với các dữ liệu vệ tinh thường được trích dẫn (2,6 m).

Với tốc độ chìm hiện nay, khoảng cách 0,8 m này sẽ bị "xóa" trong 57 năm tới. Điều này đồng nghĩa số người dân chịu ảnh hưởng bởi nước biển dâng ở ĐBSCL tăng gấp đôi so với dự báo trước đó (nhóm khoa học Hà Lan ước tính 12 triệu người).

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Một vài khu vực đồng bằng thậm chí đang chìm với tốc độ gần 5 cm/năm - thuộc hàng nhanh nhất thế giới.

Một vài khu vực đồng bằng thậm chí đang chìm với tốc độ gần 5 cm/năm - thuộc hàng nhanh nhất thế giới.

Ông Torbjörn E. Törnqvist, nhà địa chất thuộc ĐH Tulane (Mỹ), nhận xét rằng không chỉ khu vực Mekong, các vùng châu thổ trên khắp thế giới cũng có nguy cơ chịu chung số phận. "Tôi chỉ hy vọng phát hiện mới sẽ đánh động mọi người rằng những dữ liệu chúng ta đang có trong tay không đúng với tầm mức của nguy cơ".

Ngoài Mekong, hàng chục triệu người ở các vùng đồng bằng như sông Hằng (Bangladesh, Ấn Độ), Irrawaddy (Myanmar)... cũng chịu chung nguy cơ.

Ngoài Mekong, hàng chục triệu người ở các vùng đồng bằng như sông Hằng (Bangladesh, Ấn Độ), Irrawaddy (Myanmar)... cũng chịu chung nguy cơ.

Theo Tạp chí Scientific American, ở nhiều quốc gia đang phát triển, người ta đánh giá cao độ của địa hình dựa trên dữ liệu vệ tinh toàn cầu, thiếu các chỉ số đo đạc thực địa; nhưng dữ liệu vệ tinh lại không chính xác khi ước lượng cao độ thẳng của các khu vực trũng.

Khác với cấu tạo đá của các bờ biển lục địa, các vùng châu thổ được hình thành từ lớp phù sa mềm tích tụ qua hàng ngàn năm, dễ nén và dễ chìm. Tình trạng sụt lún có thể diễn ra nhanh hơn khi các con đập trên thượng nguồn chặn dòng phù sa, hoặc khi nước ngầm, khí đốt... bị rút khỏi lòng đất. Việc xây dựng hạ tầng đô thị, đường sá... cũng làm giảm lượng nước thấm xuống lòng đất, khiến các túi nước nâng đỡ vùng đất không kịp phục hồi.

Lan Oanh - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES