Đến Mông Cổ đi tìm bộ lạc tuần lộc cuối cùng

26/12/2022

Rong ruổi hơn 1000 km hướng về biên giới phía Bắc, bản thân hành trình đến rừng taiga, một khu sinh thái rừng lá kim, đã là một trải nghiệm đáng kinh ngạc với những trái tim đam mê mạo hiểm, Thế nhưng hành trình đi tìm bộ lạc nguyên thủy cuối cùng của thế giới mới thực sự là kí ức đặc biệt của tín đồ du lịch trải nghiệm.

Ở những trang trại xa xôi ẩn sâu bên trong cánh rừng taiga là nơi bộ lạc tuần lộc cổ xưa nhất sinh sống. Người Tsaatan trước kia là một cộng đồng nhỏ gồm những người chăn tuần lộc đến từ vùng Tuva ở miền nam nước Nga. Sau đó họ quyết định định cư ở Mông Cổ và tách nhỏ bộ lạc đến các khu vực đồng cổ chăn thả tuần lộc. Cho đến ngày nay vẫn còn các trại Tsaatan ở cả phía tây và phía đông taiga.

Ở những trang trại xa xôi ẩn sâu bên trong cánh rừng taiga là nơi bộ lạc tuần lộc cổ xưa nhất sinh sống

Ở những trang trại xa xôi ẩn sâu bên trong cánh rừng taiga là nơi bộ lạc tuần lộc cổ xưa nhất sinh sống

Bộ lạc nguyên thủy cuối cùng của thế giới

Những người chăn tuần lộc cuối cùng lựa chọn sống trong môi trường tự nhiên cô lập với thế giới bên ngoài. Nhà của họ là những cao nguyên không lối đi nằm trong cánh rừng taiga phía tây bắc hồ Khövsgöl. Bộ lạc di cư vào những thời điểm giao mùa trong năm, khi thời tiết ấm lên, họ càng phải đi sâu nơi lạnh giá -40 độ C để đàn tuần lộc có môi trường sống khỏe mạnh. Họ chấp nhận sống trong điều kiện khắc nghiệt hệt như những tổ tiên nguyên thủy của họ từng sống. Bởi đối với họ, tuần lộc và văn hóa du mục là sự kết nối vô cùng linh thiêng, đó là sợi dây xuyên qua thời gian để tìm về những nguồi cội cổ xưa của nhân loại.

Cũng chính vì thế mà người dân du mục không bao giờ ăn thịt tuần lộc trừ phi con vật không còn khả năng di chuyển. Họ thuần hóa rồi chăn nuôi chúng và cứ thế, đàn tuần lộc đã đi sâu vào trong đời sống của người dân, trở thành nguồn sống của họ. Khi chúng già và chết đi, lớp da sẽ được làm quần áo và giày dép, đôi gạc được dùng để làm dược liệu hoặc trang trí cho những ngôi mộ, da tuần lộc bao phủ trên những chiếc lều. Và trong những bữa ăn đều thoang thoảng hương thơm của sữa tuần lộc nóng ấm.

Đối với người Tsaatan, tuần lộc và văn hóa du mục là sự kết nối vô cùng linh thiêng, đó là sợi dây xuyên qua thời gian để tìm về những nguồi cội cổ xưa của nhân loại

Đối với người Tsaatan, tuần lộc và văn hóa du mục là sự kết nối vô cùng linh thiêng, đó là sợi dây xuyên qua thời gian để tìm về những nguồi cội cổ xưa của nhân loại

Cái tên Tsaatan là cách mà người Mông Cổ gọi bộ lạc du mục này, Tsa có là cách gọi tuần lộc, và Tan mang ý nghĩa là "con người". Tuy nhiên "dân tuần lộc" thích gọi mình là người Dukkha theo tiếng mẹ đẻ của họ. Người Tsaatan vẫn bảo tồn tiếng nói của họ, họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Tuvinian, một ngôn ngữ từ vùng Baikal và không có điểm chung nào với tiếng Mông Cổ. Tuy nhiên người Tsaatan vô cùng hiếu khách và luôn có những kết nối ngoài cộng đồng của họ, nên không khó để bạn có thể tìm một thông dịch viên, thậm chí là một tourguide người Mông Cổ nói tiếng Việt.

Trên con đường tìm đến bộ lạc, đa số du khách thường sẽ nghỉ chân tại những khu trại truyền thống của người Mông Cổ có tên là Ger, còn người Tsaatan sống trong orts , hoặc teepees. Trong mỗi chuyến di cư, hàng trăm con tuần lộc sẽ đồng hành trong cuộc di chuyển lớn này. Người Tsaatan sẽ để lại các cột gỗ, chỉ có những tấm bạt và đồ đạc cơ bản được chất lên những con tuần lộc khỏe mạnh nhất. Và mỗi người Tsaatan, từ thành viên lớn tuổi cho đến trẻ tuổi nhất trong bộ tộc sẽ cưỡi chú tuần lộc yêu thích của mình và bắt đầu hành trình rong ruối khắp đại ngàn taiga.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trong các cuộc di cư, từ thành viên lớn tuổi cho đến trẻ tuổi nhất trong bộ tộc sẽ cưỡi chú tuần lộc yêu thích của mình và bắt đầu hành trình rong ruối khắp đại ngàn taiga.

Trong các cuộc di cư, từ thành viên lớn tuổi cho đến trẻ tuổi nhất trong bộ tộc sẽ cưỡi chú tuần lộc yêu thích của mình và bắt đầu hành trình rong ruối khắp đại ngàn taiga.

Dù giữ lối sống truyền thống nhưng người Tsaatan vẫn chào đón sự hiện đại len lỏi vào đời sống của họ. Phần lớn thức ăn của họ đều được được mang vào từ Ulaan-Uul ở phía tây Hồ Khövsgöl, nơi đặt trung tâm hành chính của người thiểu số Tsaatan. Trẻ em từ 6 tuổi trở lên cũng được gửi đến làng Tsagaan Nuur để đi học và sẽ trở về với gia đình trong những kì nghỉ hè. Vào mùa hè, một số gia đình sẽ lựa chọn đưa đứa trẻ theo chân gia đình di cư vào sâu trong rừng hơn, một số vẫn để chúng lại Tsagaan Nuur bởi hành trình vào mùa hè mức độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm rất lớn. Các đoàn du lịch đến với bộ lạc cũng phải trải qua hành trình khó khăn trên lưng ngựa với bùn lầy khi băng tan ra khiến cho đất rừng mềm nhũn.

Những ngôi nhà mang dáng dấp hiện đại ở làng Tsagaan Nuur

Những ngôi nhà mang dáng dấp hiện đại ở làng Tsagaan Nuur

Hành trình khó khăn cho cả du khách lẫn người tổ chức tour

Khi mùa đông đến, các gia đình Tsaatan sẽ di chuyển gần bìa rưng hơn, du khách có thể trực tiếp đi bằng ô tô để đến những căn lều nguyên sơ và xinh đẹp của bộ lạc du mục này. Tuy nhiên Mông Cổ vào mùa đông hầu như không có du khách, các trại du lịch cũng đóng cửa nghỉ đông vì thời tiết ở đây -30 đến -40 độ C. Bởi môi trường khắc nghiệt là thế, nhiều công ty du lịch chỉ có thể cho du khách ghé thăm tuần lộc được nuôi trong các trang trại du lịch vào mùa hè.

Để có thể chuẩn bị một hành trình di chuyển đầy mạo hiểm, chị Mai Hương, người sáng lập kiêm điều hành dự án du lịch bụi trải nghiệm cho biết: "Để có thể đến được bộ lạc tuần lộc, phía tổ chức tour như mình sẽ phải chuẩn bị một đội ngũ hỗ trợ toàn diện. Đầu tiên các tourguide bản địa sẽ liên lạc để xác định được vị trí của gia đình Tsaatan. Và đặc biệt, đội ngũ guide phải thông thạo địa hình, thời tiết, ngôn ngữ và có kỹ năng sơ cứu và y tế cơ bản để hỗ trợ khách khi có sự cố. Vì một khi vào rừng taiga, con người sẽ hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài. Ngoài ra guide và các tài xế đều phải biết nấu ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho hành khách. Tiếp theo là đoàn sẽ cần có các nài ngựa chuyên nghiệp. Những người nài ngựa cần phải có kỹ năng dắt ngựa, thông thạo địa hình và hiểu rõ ngựa của mình để du khách luôn được an toàn."

Chị Mai Hương, người sáng lập kiêm điều hành dự án du lịch bụi trải nghiệm

Chị Mai Hương, người sáng lập kiêm điều hành dự án du lịch bụi trải nghiệm

Trong những chuyến đi mùa đông, để vượt qua thời tiết khắc nghiệt -40 độ C một cách an toàn, du khách cần chuẩn bị mọi loại đồ giữ ấm cần thiết từ quần áo cho đến miếng dán nhiệt. Vì nhiệt độ ngày đêm ở đây chênh lệch khá lớn, từ -10 độ đến - 40 độ C, việc đốt lửa sưởi ấm liên tục sẽ rất quan trọng.

"Có những hôm bên ngoài trời -37 độ nhưng bên trong lều luôn luôn ấm áp. Các chú tài xế luôn hẹn giờ dậy canh lò sưởi để giữ ấm cho cả đoàn. Nhiều khi mình còn cảm thấy nóng nữa cơ", chị Diệp Anh, một nữ du khách vừa trở về từ Mông Cổ chia sẻ.

Nhưng dù có được sự hỗ trợ tốt tới đâu, du khách khi đến Mông Cổ đều cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe bền bỉ cùng tinh thần mạo hiểm. Bộ lạc Tsaatan không phải là một điểm tham quan nên họ không thể cung cấp cho bạn những tiện nghi du lịch kể cả những tiện ích cơ bản như điện, nước và internet. Là những người chăn nuôi du mục, người Tsaatan chào đến khách du lịch đến với cộng đồng của họ như một cách để hỗ trợ cho bộ lạc tiếp tục duy trì lối sống truyền thống của họ. Và đồng thời du khách cần phải luôn tôn trọng văn hóa cũng như môi trường sống của bộ lạc. Một khi đến với gia đình người Tsaatan, bạn sẽ ngủ trong những chiếc lều truyền thống đơn sơ như họ, uống bằng nguồn nước suối như họ.

Là những người chăn nuôi du mục, người Tsaatan chào đến khách du lịch đến với cộng đồng của họ như một cách để hỗ trợ cho bộ lạc tiếp tục duy trì lối sống truyền thống của họ

Là những người chăn nuôi du mục, người Tsaatan chào đến khách du lịch đến với cộng đồng của họ như một cách để hỗ trợ cho bộ lạc tiếp tục duy trì lối sống truyền thống của họ

Và khi bỏ lại những tiện ích của thế kỷ 21, khung cảnh mỗi sáng thức dậy của bạn là những rừng thông được phủ bên dưới lớp chăn bông trắng muốt của đất trời, âm thanh ồn ào duy nhất của nơi này là tiếng tuần lộc kêu rột rột và nỗi lo lắng duy nhất của người dân nơi này là lạc mất một chú tuần lộc ngoài đồng.

Trong đoàn khách trở về từ Mông Cổ, bà Nguyễn Thị Huệ là một du khách đã 60 tuổi. Bà chia sẻ với Travellive: "Bọn trẻ trong đoàn vừa mới về đã bàn nhau trở lại đây vào mùa hè. Thế nên cô nhất định sẽ quay lại vì thực sự chuyến đi này là chuyến đi kỳ vĩ nhất trong cuộc đời cô."

Yến Nhi - Hình ảnh: Mai Hương
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES