Đi bộ vượt núi tuyết tại Nepal để trưởng thành hơn

27/01/2023

Trần Trung Hiếu (32 tuổi) đã trải qua rất nhiều chuyến đi bộ, leo núi tại Việt Nam, Myanmar, Ấn Độ... Nhưng chuyến đi bộ mùa đông trên cung đường Langtang Gosaikunda ở Nepal luôn là lát cắt ấn tượng, hằn sâu trong ký ức của anh.

Trần Trung Hiếu chia sẻ thêm về trải nghiệm đi bộ trong mùa đông giá rét tại Nepal của mình: “Đó là một hành trình tuyệt vời mà ai ưa thích vận động cũng nên thử. Khi trekking tại đây, tâm trí tôi hoàn toàn được trống rỗng, không còn những lo âu ngày thường mà tập trung vào hiện tại. Tất cả chỉ có tuyết trắng, lộ trình và tin tưởng vào việc bản thân sẽ vượt qua mọi thử thách”.

Điểm khởi đầu cũng là nơi sự sống hồi sinh

Cung đường bộ Langtang Gosaikunda dài 170 km ở Nepal là sự kết hợp hoàn hảo cho chuyến đi mạo hiểm và thưởng ngoạn. Điểm khởi đầu là thung lũng Latang và chặng cuối cùng đưa những người lữ hành đến hồ Gosaikunda cao 4.380 m. Đây được biết đến như hồ thiêng trong tín ngưỡng của người dân Nepal.

Hành trình đi bộ đường dài là một trải nghiệm giúp bản thân trưởng thành hơn.

Hành trình đi bộ đường dài là một trải nghiệm giúp bản thân trưởng thành hơn.

Trần Trung Hiếu bắt đầu hành trình của mình cùng bốn người bạn vào tháng 1. Khi này tuyết đã rơi hết, đủ an toàn để những người bộ hành không gặp phải những cơn bão tuyết bất chợt. Bão tuyết ở đây thường diễn ra vào tháng 12 và đặc biệt nguy hiểm, cảm giác như có thể cuốn phăng mọi dấu hiệu của sự sống nơi nó đi qua.

Đoàn bắt đầu hành trình từ thung lũng Langtang, nơi từng xảy ra thảm họa tuyết lở vào năm 2015. Trận lở tuyết cướp đi sinh mạng hơn 300 người và nhiều làng mạc. Nhưng rồi sự nhộn nhịp lại hồi sinh, những người sống sót, những người mới và du khách đam mê mạo hiểm lại tới, như cách người lữ hành kiên định đứng dậy sau khó khăn.

Dù đã chuẩn bị đầy đủ, cái lạnh vùng đất thiêng liêng vẫn khiến người khỏe nhất phải chùn chân. Ban ngày nhiệt độ khoảng 5-10 độ C và ban đêm giảm sâu còn -5 độ C đến -10 độ C. Chuyến đi của đoàn Hiếu dự kiến kéo dài 14 ngày để chinh phục 170 km đường bộ. Mỗi ngày, đoàn phải đi được ít nhất 5 km để đến các trạm nghỉ chân tiếp theo được gọi là tea house dọc cung đường.

Quyết tâm là vậy, nhưng đến ngày thứ hai, đoàn người đã có những bất đồng vì sự khắc nghiệt.

Quyết tâm là vậy, nhưng đến ngày thứ hai, đoàn người đã có những bất đồng vì sự khắc nghiệt.

Quyết tâm là vậy, nhưng đến ngày thứ hai, đoàn người đã có những bất đồng. Một thành viên nữ trong đoàn của Hiếu, dân văn phòng thể lực không tốt lại mang hành lý nặng gần 10 kg, đã cảm thấy không được khỏe trong người và muốn quay lại. Lúc này, quay lại chỉ mất một ngày nhưng đi tiếp sẽ phải mất 12 ngày, thêm 12 lần gian khó. Chính Hiếu cũng cảm thấy có chút nản lòng.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Mọi người bắt đầu thảo luận và quyết định sẽ tiếp tục cuộc hành trình dù phía trước nhiều thử thách. Vạn sự khởi đầu nan, đi qua được 3 ngày đầu mệt mỏi, phần khó nhất trong mọi hành trình đi bộ, lúc này cảnh đẹp trên đường đã thu hút tâm trí của đoàn người và xua tan đi mệt mỏi.

Những kỷ niệm không thể nào quên trên hành trình

Hành trình đi bộ trên cung đường có rất nhiều xảy ra. Nhưng những người bộ hành vẫn quan nhất đến các vấn đề của bình nước. Nước sẽ được đổ đầy mỗi khi đến các trạm nghỉ chân tạm nhưng vô cùng lạnh và dễ dàng đóng thành băng mỗi ngày.

Trần Trung Hiếu cười, kể lại về kỷ niệm: “Ngày đầu tiên khi tham gia thử thách, tôi để chai nước ở ngoài và sau một đêm liền đóng băng. Từ đó, mỗi đêm đi ngủ thì bình nước là vật bất ly thân phải đem theo ngủ cùng”.

Mỗi thành viên đều phải cần cố gắng để không nản lòng trước cái rét thấu xương.

Mỗi thành viên đều phải cần cố gắng để không nản lòng trước cái rét thấu xương.

Ở vùng cao của Nepal đêm về rất giá lạnh, các phòng ở trạm nghỉ cũng không có lò sưởi. Mỗi đêm, Hiếu thường mặc 4 lớp quần áo thêm miếng giữ nhiệt và đắp chăn mới đủ giữ ấm cho bản thân trong giấc ngủ. Nhiều khi vì mệt mỏi và khắc nghiệt, anh nghĩ không biết mình có thể dậy được tiếp vào sáng mai không.

Chuyến đi cũng dạo qua những vùng thật sự ấn tượng tại Nepal. Đoàn người đi qua vườn quốc gia Kyanjin Gompa với độ cao 3.830 với thảm thực vật phong phú. Sau đó, tiếp tục vượt đỉnh núi tuyết Tserko Ri có độ cao 4.984 m. Tiếp đến, họ đi xuống và trải nghiệm băng qua khu vực rừng rậm Shin Gompa (3.300m) có những cây sồi sừng sững và cây đỗ quyên xinh đẹp. Cuối cùng, tất cả đến Gosaikunda vùng đất thiêng có độ cao 4.380 m.

Mỗi khi khó khăn, hãy nghĩ đến lí do tại sao chúng ta bắt đầu hành trình?

Mỗi khi khó khăn, hãy nghĩ đến lí do tại sao chúng ta bắt đầu hành trình?

Trên hành trình, không ít thành viên đoàn Hiếu bị đau bụng, trầy xước hay sốc độ cao. Đồ ăn cũng không được ngon, khi thường chỉ là những món canh nóng ăn qua bữa tại điểm dừng chân, mà ngày càng đắt đỏ hơn. Mỗi thành viên cũng đeo trên lưng gần 10 kg hành lý suốt quãng đường đi dài cũng khiến cơ thể bị đau mỏi. Những cơn gió mạnh vào mùa đông cắt da, cắt thịt cũng là trở ngại lớn cản đường. Nhưng nhờ sự quyết tâm và may mắn, đoàn người cũng đã hoàn thành được chuyến đi đến cuối cùng nhau.

Trần Trung Hiếu chia sẻ thêm: “Kỷ niệm đáng nhớ nhất có lẽ là việc khi nhóm băng qua khu rừng đã gặp một chú chó hoang rất đáng yêu. Và nó đi theo đoàn cả ngày để bầu bạn, thật là điều kỳ diệu của thiên nhiên”.

Những niềm vui nho nhỏ luôn hiện diện trên cung đường đi qua.

Những niềm vui nho nhỏ luôn hiện diện trên cung đường đi qua.

Đích đến là sự trưởng thành

Sau chuyến đi gian khổ như một sự vô thức tác động, Hiếu thấy mình sống biết tiết kiệm mọi thứ và trân trọng những gì mình đang có hơn. Anh chia sẻ nếu ngày trước mình sẽ phung phí điện, nước hay thức ăn nhưng sau chuyến tự nhiên anh sinh hoạt và tiêu thụ mọi thứ ý thức hơn.

Anh không còn để đèn điện lúc không cần thiết mà sẽ tắt ngay để tiết kiệm năng lượng. Khi tắm, anh cũng sử dụng nước vừa đủ vì nhớ về những lúc thiếu thốn nước trên đỉnh tuyết giá lạnh. Giờ đây, mỗi năm anh đều chọn quay lại với cung đường đi bộ tại Nepal để có thêm nhiều bài học giúp mình trưởng thành hơn.

Điều thay đổi lớn nhất là anh thấy tâm trí mình “trong sạch”. Hiếu chia sẻ: “Những ngày đi trekking, mình thấy mọi phiền não đều tan đi. Những vướng bận tắc nghẽn trong suy nghĩ về các hóa đơn, công việc hay mối quan hệ cũng không còn. Nên mình rất muốn có thể thực hiện nhiều chuyến đi đến Nepal, Lảo Thẩn hay Pakistan hơn nữa, những điểm ai cũng nên thử một lần trong đời”.

Điều thay đổi lớn nhất là anh thấy tâm trí mình “trong sạch”.

Điều thay đổi lớn nhất là anh thấy tâm trí mình “trong sạch”.

Hà Tháng Tư
RELATED ARTICLES