Đối thoại của "xưa" và "nay" trong những căn nhà cổ

15/08/2021

Một dự án kiến trúc tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, với thiết kế độc đáo đan xen giữa cũ và mới trong cùng một không gian.

Đây là một dự án nằm tại làng Thanh Long thuộc quận Tường An, thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến. Toàn bộ kiến trúc dự án được tạo thành từ 3 ngôi nhà cổ lâu đời ở các thời kỳ khác nhau và 2 toà nhà mới. Ba ngôi nhà cổ được xây dựng vào khoảng thời gian từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỷ trước, chúng cần được sửa chữa cả bên trong lẫn bên ngoài, còn hai toà nhà mới chỉ cần thiết kế lại nội thất.

Người thiết kế của dự án này lớn lên ở Nam Phúc Kiến nên rất quen thuộc với văn hoá và tín ngưỡng địa phương

Người thiết kế của dự án này lớn lên ở Nam Phúc Kiến nên rất quen thuộc với văn hoá và tín ngưỡng địa phương

Hai trong ba ngôi nhà cổ bị sập ở nhiều nơi, và cũng như các kiến trúc lâu đời khác, chúng được xây dựng bằng những viên đá xếp chồng lên nhau, bằng đất nện và những phiến gỗ. Không chỉ thú vị, cấu trúc như vậy còn tạo ra những khoảng trống tuyệt vời để ta có thể nhìn ra những nơi nào trong nhà đã từng sụp đổ - ngay cả khi nó đã được thiết kế lại. Toà nhà cổ còn lại có lịch sử gần nhất, được xây bằng những viên đá xếp chồng theo truyền thống Mân Nam (khu vực phía nam tỉnh Phúc Kiến) và chỉ cần gia cố lại.

Nếu chỉ sửa chữa lại những công trình cũ, tòa nhà sẽ trở nên lỗi thời, lạc hậu vì lối sống đương đại đã có nhiều thay đổi, do vậy, những tình trạng khác nhau đã được xử lý theo những cách khác nhau: xây dựng lại những phần bị sập theo lối hiện đại để tạo nên phong cách đối lập, phần còn lại thì chỉ cần gia cố và sắp xếp.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
7

Vị trí bị sập của căn nhà thứ nhất là sảnh vào và khu chái nhà ở phía tây của giếng trời. Góc nhà làm bằng đá ở phía tây có vẻ lạc lõng. Nó được thiết kế để tạo một khu nhà nhỏ với bức tường trắng thay cho chỗ vốn bị sập, từ đó tạo cảm giác đối lập trực quan với kiến trúc cổ của căn nhà. Những cánh cửa sổ sẽ được đặt ở những vị trí nhất định theo quy tắc hình học, thêm vào một chiếc cầu thang cũng màu trắng dẫn lên sân thượng để ngắm sao. Sự sắp xếp khéo léo trong bố cục và kết cấu tạo ra hình ảnh đối thoại giữa hai bức tường mới và cũ.

Empty
Empty
Empty

Toà nhà thứ hai bị sập ở sảnh vào và nửa đầu căn bếp. Công trình kiến trúc bằng gỗ ban đầu đã sắp đổ sụp hoàn toàn, nhưng có một cánh cổng vẫn đứng nguyên vững chãi. Hai phần chái nhà ở giữa cũng bị sập, khu vực này trước được dùng để nuôi bò. Xét thấy căn nhà nằm ngay giao điểm của tuyến đường hoạt động trong làng, một khung kết cấu thép được thiết kế ở sảnh vào và căn phòng bên phải để hỗ trợ cấu trúc gỗ ban đầu, cửa kính to rộng được dùng để đón trọn vẹn khung cảnh bên ngoài và mở rộng sang khu vực lân cận. Hai phần chái nhà của giếng trời và mái hiên được xử lý đơn giản nhằm tạo cảm giác thông thoáng như toà nhà thứ nhất.

4
20

Toà nhà thứ ba được xây bằng đá xếp chồng và những phiến đá lớn, kết cấu thép được thiết kế để nâng đỡ và uốn nắn một phần nội thất, mục đích giữ lại cảm giác cổ nguyên sơ. Do thiếu ánh sáng nên cần áp dụng phương pháp xử lý ánh sáng tích hợp để tạo cảm giác ấm cúng như ở nhà.

Empty
Empty

Thiết kế nội thất của ba toà nhà cổ được xây dựng theo chủ đề khu vực Nam Phúc Kiến. Gỗ, đá và đồ sứ được thiết kế tượng trưng cho những căn nhà trên cây, nhấn mạnh tính kế thừa và sự kết hợp của văn hoá dân gian.

Một số hình ảnh nội thất và toàn cảnh dự án

1 02.27.02
6
9
8
Empty
Empty
11
10
23
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
28
31
32
Empty
19
26
30
34
Empty
An - Nguồn: Archdaily
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES