Đồng hồ Richard Mille 67-01 Automatic Extra Flat có mặt tại Việt Nam

08/06/2016

RM 67-01 đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của một mẫu đồng hồ có mặt tonneau shape siêu mỏng trong bộ sưu tập Richard Mille từ trước đến nay. Chiếc đồng hồ này sẽ được triển lãm tại boutique của hãng tại 56 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội từ ngày 1 - 4/6 đối với khách VIP và báo chí, và mở cửa rộng rãi từ ngày 5-10/6.

Bộ sưu tập đồng hồ Richard Mille đã ghi dấu ấn cho riêng mình bằng việc tạo ra không chỉ một, mà hàng loạt các mẫu khác nhau – tất cả đều gây tiếng vang trong giới mộ điệu và các nhà sưu tập đồng hồ lớn như một hiện tượng trong ngành công nghiệp chế tác đồng hồ đương đại - chỉ trong 1 khoảng thời gian rất ngắn. Không bao giờ đứng yên tại chỗ, Richard Mille cảm thấy rằng đây chính là thời điểm để tung ra phiên bản hứa hẹn sẽ trở thành một biểu tượng mới của hãng đồng hồ danh tiếng: chiếc RM 67 -01Automatic Extra Flat.

 

 

Bản thân việc tạo ra một chiếc đồng hồ mỏng đã vô cùng thử thách, và một trong những thử thách lớn nhất đó là vừa sử dụng thiết kế chuyển động automatic, vừa tạo ra được độ sâu về mặt thị giác bên trong chuyển động này – nguyên lý chính trong công cuộc chế tác đồng hồ của Richard Mille. Bộ số hiển thị trong mẫu đồng hồ mới nhất này có cấu tạo làm bằng kim loại cứng, gắn trên 2 ray titanium liên kết chặt chẽ với bộ chuyển động. Để làm tăng hiệu ứng về độ sâu của bộ chuyển động, từng con số được khắc bằng tay từ chất liệu kim loại và bơm chất Luminova để chúng có thể phát sáng trong đêm tối, khiến cho người đeo dễ xem giờ hơn. Ô dọc hiển thị ngày được di chuyển tới phía bên phải của mặt đồng hồ tại vị trí 5 giờ - ô này cũng được bao quanh bởi viền kim loại có Luminova.

Bộ chuyển động automatic CRMA6 dành riêng cho RM 67-01 có độ dày đáng kinh ngạc – chỉ 3,6mm, được thiết kế in-house bởi các kỹ sư chế tác tại Les Breuleux. Khung đỡ và các cầu nối được làm bằng chất liệu Titanium cấp độ 5 và xử lý bằng công nghệ kết hợp giữa tia plasma xám và đen, cùng con quay rotor làm từ platinum. Mặt sau của bộ chuyển động tiếp tục khơi gợi cho người ngắm cảm quan về độ sâu cùng với thiết kế lộ cơ ở tất cả những nơi có thể nhìn thấy, bao gồm con quay rotor, các bánh răng cưa và các cầu nối lên dây cót automatic.

 

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

 

Trái tim của cấu trúc bộ chuyển động này chính là sự ứng dụng của bộ chuyền động theo chiều xoắn ốc, thay vì sử dụng các bánh chuyển động có răng cưa thông thường trong chế tác đồng hồ. Ứng dụng này thường được tìm thấy trong công nghệ ô tô hay những chiếc moto hiệu năng cao; tuy nhiên sử dụng bộ chuyển động này trong chế tác đồng hồ là một điều vô cùng hiếm có và độc đáo. Bộ chuyền động xoắn ốc khiến cho toàn bộ chuyển động của đồng hồ tạo ra năng lượng một cách có hiệu quả nhất, bảo đảm sự chính xác gần như tuyệt đối của bộ máy.

Ở giữa vị trí 1 và 2 giờ là bộ hiển thị 3 chức năng: Winding, Date và Hand setting. Mặc dù mẫu đồng hồ này sử dụng bộ chuyển động automatic, RM 67 -01 sẽ cần phải lên dây cót bằng tay khi được đeo lần đầu hoặc đã không được sử dụng lâu ngày. Bộ hiển thị sẽ thay đổi khi núm crown đồng hồ được kéo ra, loại bỏ hoàn toàn trường hợp người đeo phải “đoán” xem đồng hồ của minh đang ở chế độ nào, làm cho việc tinh chỉnh ngày giờ hoặc lên dây cót dễ dàng hơn.

 

 

RM 67-01 đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của một mẫu đồng hồ có mặt tonneau shape siêu mỏng trong bộ sưu tập Richard Mille từ trước đến nay

RM 67-01 cần 6 giờ gia công bằng tay, chưa kể sự chuẩn bị trước hàng tuần liền ví dụ như 68 công đoạn dập khác nhau để tạo nên khung viền, dây và mặt lưng đồng hồ. Quá trinh tinh chỉnh máy móc bên trong kéo dài 8 ngày, thêm 5 ngày cho dây đồng hồ và 5 ngày cho mặt lưng. Trước khi quá trinh trên có thể diễn ra, để tiến hành trơn tru các công đoạn này mất 145 giờ, vẽ phác thảo các công cụ chế tác mất 130 giờ và thời gian chính thức thực hiện kéo dài 180 giờ. Từng bộ vỏ đồng hồ phải trải qua hơn 215 các công đoạn gia công khác nhau.

Sau khi hoàn tất giai đoạn gia công bằng máy, vỏ đồng hồ sẽ được sơn và đanh bóng bằng tay, tiếp theo đó là lắp ráp cùng với mặt sapphire và chất bịt kín. Vỏ đồng hồ phải trải qua một cuộc test chống nước trước khi bị tháo rời và kiểm tra chất lượng. Tất cả các thao tác trên là kết quả của thêm 8 giờ làm việc khác, khiến cho hình dáng tonneau shape đặc trưng của những chiếc vỏ đồng hồ Richard Mille trở thành một trong những chiếc vỏ phức tạp và tốn nhiều thời gian nhất từng được chế tạo tại Thụy Sỹ lúc bấy giờ.

 

RELATED ARTICLES