Ghé quán chữ Chợ Lớn xin giấy thắm chữ vàng

18/01/2023

Ngày giáp Tết, những người Hoa có tài viết thư pháp ở các khu phố như Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Trãi, Lương Nhữ Hài... (Quận 5, TP.HCM) lại bày bàn, xếp giấy, đặt bút nghiên để chuẩn bị cho một mùa chơi chữ mới.

Nếu ngày xưa, ở Hà Nội ta có những ông đồ ngồi cho chữ thánh hiền rồi một thời gian sau hình ảnh đẹp, mang đầy văn hóa tinh thần đã biến mất mà bây giờ mới được phục hồi thì những người ngồi viết liễn ở Chợ Lớn chưa bao giờ bị mất đi như là một truyền thống đẹp của Tết. Dọc con đường Tháp Mười, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Trãi, cạnh các gian hàng bán lịch là những cái bàn nho nhỏ treo đầy liễn đỏ. Những người viết chữ cầu may không mặc áo the, đầu đội khăn đóng, họ chỉ mặc quần áo bình thường như mọi ngày, bày một cái bàn nhỏ chung quanh treo đầy những tờ giấy hồng điều đã viết sẵn chữ.

Các thư pháp gia mặc quần áo bình thường như mọi ngày, bày một cái bàn nhỏ chung quanh treo đầy những tờ giấy hồng điều đã viết sẵn chữ.

Các thư pháp gia mặc quần áo bình thường như mọi ngày, bày một cái bàn nhỏ chung quanh treo đầy những tờ giấy hồng điều đã viết sẵn chữ.

Chợ Lớn là khu vực người Hoa sinh sống khá đông. Những gia đình người Hoa này đến miền Nam lập nghiệp, họ đã sống thâm căn cố đế và lưu giữ những phong tục tập quán của riêng mình qua nhiều thế hệ. Mỗi độ Tết đến xuân về, nhiều gia đình lại tìm chọn mua những câu đối đỏ, những bức thư pháp, những nét chữ treo trong nhà để cầu bình an, lộc tài.

Tết nay, những thư pháp gia vẫn ngồi đó, bên các tấm liễn màu đỏ, họ viết từng nét chữ phóng khoáng với tất cả tâm trí để cho, để tặng, để nhắc nhở đến nét đẹp truyền thống của ông cha – tục xin chữ ngày xuân. Người mua được quyền chọn khổ giấy to nhỏ rồi người viết liễn sẽ dùng cọ tàu chấm mực đen hay nhũ vàng viết những chữ Hán có nội dung như "Ngũ Phước Lâm Môn", "Phước Lộc Thọ"… để dán trước cửa nhà hoặc chỉ cần một chữ "Phúc" trên mảnh giấy hồng điều để dán lên những trái dưa hấu cầu may. Những nét chữ: Tâm, Nhẫn, Bình an, Cát tường, Tín, Hiếu… được các ông đồ trân trọng viết trên tấm liễn đỏ như một họa phẩm trang trí, vừa cho tết thêm màu sắc và hương vị.

Những thư pháp gia hơn 60 năm gắn bó với con chữ

Đường Hải Thượng Lãn Ông là con phố tập trung đông nhất những người làm nghề viết thư pháp. Tại nhà số 213, sạp viết chữ Hán của thư pháp gia Trương Kiến Quốc nép mình trong vô số những gian hàng bán đồ tết. Khách quen của ông thường gọi là ông Sáng, là người gốc Quảng Đông, ông Sáng tốt bụng và vui tính. Ít ai biết ông Sáng đã khởi nghiệp với nghề viết chữ thuê này khi mới 13 tuổi. Thuở nhỏ, ông vừa dạy kèm vừa viết chữ bán để dành tiền đi học. Khó khăn, cơ cực đi qua, cậu thiếu niên ngày xưa đã trở thành một thư pháp gia với tay nghề lão luyện. Đã hơn 60 năm, cứ đến tết ông lại ra đây viết chữ cho mọi người.

Nghề viết thư pháp vất vả là thế, ở cái tuổi 78 này thay vì ở nhà đón năm mới thì năm nào ông Sáng cũng chộn rộn với mớ giấy chữ đến tận đêm 30 Tết và lọc cọc trở về nhà khi kim đồng hồ đã chạm 2h sáng mùng 1. Sống với nghề hơn một đời người, thế nhưng chưa lúc nào ông ngơi nghỉ sáng tạo con chữ. Với ông Sáng, biểu tượng thiêng liêng luôn khiến ông tự hào khi nhắc đến là cây bút khổng lồ có tên Cẩn Thiên Bút. Ông quan niệm Cẩn Thiên Bút đại diện cho sự cao thượng của người cầm bút, nếu thấy bút ở đâu thì có ông đang viết chữ ở đó.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Thư pháp gia Trương Kiến Quốc và cây Cẩn Thiên Bút - đại diện cho sự cao thượng của người cầm bút

Thư pháp gia Trương Kiến Quốc và cây Cẩn Thiên Bút - đại diện cho sự cao thượng của người cầm bút

Một sạp liễn khác nằm trên con đường Trần Quý (quận 11) là quán chữ của ông Huỳnh Trí Cầu, 65 tuổi, hiện là một thầy giáo dạy thư pháp nhiều năm tại quận 11. Cứ mỗi dịp tháng Chạp hàng năm, ông lại bày bàn ghế, mài mực vàng giấy đỏ để viết những lời chúc, câu đối Tết ý nghĩa cho mọi người.

Ông Cầu có khiếu viết chữ đẹp từ thuở nhỏ. Thời đi học, mỗi lần thi viết chữ đẹp cũng hạng nhất hạng nhì. Cách đây hơn 50 năm, khi còn là cậu học sinh, ông đã tập tành viết chữ giống cha. Nét chữ ngày càng chỉn chu, mượt mà, lại có dấu ấn riêng nên người Hoa ở khu chợ Thiếc ngày một yêu thích. Từ đó đến nay đã trải qua hơn nửa thế kỉ, gần 60 cái xuân xanh, quán chữ của ông Cầu trở thành địa chỉ quen thuộc của người Sài Gòn mỗi dịp Tết đến.

Hơn nửa thế kỷ, quán chữ của ông Cầu trở thành địa chỉ quen thuộc của người Sài Gòn mỗi dịp Tết đến.

Hơn nửa thế kỷ, quán chữ của ông Cầu trở thành địa chỉ quen thuộc của người Sài Gòn mỗi dịp Tết đến.

Gia đình 6 thập kỷ viết liễn Tết, tất bật "cho chữ" ngày cuối năm

Những ngày gần Tết Nguyên đán, gia đình chị Lương Viên Dũ (ngụ Quận 5, TP.HCM) lại tất bật sớm tối viết hàng trăm câu liễn Tết, lời chúc may mắn cho bà con chuẩn bị cho năm mới. Với gia đình chị Viên Dũ đây là nghề tay trái, cả năm chỉ làm đúng một tháng, trung bình mỗi ngày gia đình viết đến 100 câu liễn các loại. Chị Lương Viên Dũ cho biết: “Ngày nay những người viết liễn trong khu Chợ Lớn không còn quá nhiều. Gia đình tôi hiếm hoi đã lưu truyền nghề qua 3 thế hệ”.

Gai đình chị Lương Diên Dũ đã gắn bó với nghề viết liễn hơn 6 thập kỷ.

Gai đình chị Lương Diên Dũ đã gắn bó với nghề viết liễn hơn 6 thập kỷ.

“Không đơn giản chỉ là viết cho tròn chữ, trong mỗi nét bút tôi còn gửi gắm thêm cả tâm nguyện mong muốn khách nhận được luôn vui vẻ, thành công trong năm mới”, chị Lương Viên Dũ nói thêm.

Anh Lương Triều Minh (33 tuổi, em của chị Dũ) cùng thành viên trẻ tuổi trong gia đình đã theo nghề từ năm 15 tuổi. Ngày còn bé, trong những lần tận mắt thấy ba viết chữ, nét bút bay bổng, uốn lượn khiến anh vô cùng hứng thú rồi dần học theo. Gần 20 năm cầm bút, anh Minh xem nghề vừa là một cái duyên vừa là trách nhiệm phải cố gắng giữ gìn nét đẹp của văn hoá xưa. Anh Minh chia sẻ: “Chữ Hán vốn đã khó, khi viết lên câu liễn còn đòi hỏi phải thể hiện thật sắc sảo, tỉ mỉ, thế nên những người làm nghề phải thực sự có tính kiên trì, nhẫn nại."

Anh Lương Triều Minh (33 tuổi, em của chị Dũ) cùng thành viên trẻ tuổi trong gia đình đã theo nghề từ năm 15 tuổi.

Anh Lương Triều Minh (33 tuổi, em của chị Dũ) cùng thành viên trẻ tuổi trong gia đình đã theo nghề từ năm 15 tuổi.

Từ truyền thống đến sự kiến viết liễn từ thiện hơn 1 thập kỷ

Vào ngày 22 - 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, các nghệ nhân thư pháp người Hoa tại Chợ Lớn lại gặp nhau để cùng viết chữ làm từ thiện. Năm nay, tại hội quán Hải An, những thư pháp gia thực hiện các câu đối có nội dung mừng năm mới với nhiều điều tốt đẹp. Đây cũng là dịp duy nhất trong năm người yêu chữ có thể cùng một lúc gặp đủ mặt các thư pháp gia nổi tiếng trong làng thư pháp Đề Ngạn (Chợ Lớn) hiện nay như Trương Lộ, Lâm Hán Thanh, Huỳnh Tùng Bá...Đây cũng là năm thứ 14 sự kiện diễn ra.

Sự kiện viết liễn từ thiện của các thư pháp gia tại Chợ Lớn đã được kiên trì tổ chức 14 năm.

Sự kiện viết liễn từ thiện của các thư pháp gia tại Chợ Lớn đã được kiên trì tổ chức 14 năm.

Trên suốt một mặt tường sân hội quán, các câu liễn của những nhà thư pháp nổi tiếng thực hiện xong được treo lên để công chúng thưởng thức, ai thích có thể nhận lấy mang về, thù lao được khuyến khích tùy tâm đóng góp cho ban tổ chức để làm từ thiện.

Anh Trần Quốc An (ngụ Quận 3, TP.HCM) cùng gia đình giữ truyền thống xin chữ hơn 20 năm chia sẻ với Travellive: “Liễn đỏ vừa có tính sinh động vừa giữ nét văn hoá qua từng năm, không bị mai một. Vẫn như mọi năm, tôi luôn xin chữ “Hiệp gia bình an” nghĩa là không có gì ngoài cầu mong bình an”.

Anh Trần Quốc An, ngụ Quận 3, TP.HCM vẫn giữ truyền thống xin chứ vào dịp đầu năm.

Anh Trần Quốc An, ngụ Quận 3, TP.HCM vẫn giữ truyền thống xin chứ vào dịp đầu năm.

Giờ đây, mặc dù đã có liễn và câu đối tết được in khá đẹp nhưng vẫn còn nhiều người thích lối chữ viết tay hơn. Bởi chữ viết tay tuy không sắc sảo, bóng bẩy như chữ in nhưng lại có hồn và sống động.

Yến Nhi
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES