Giải mã "lời đồn" ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch

04/08/2022

"Lời đồn" ăn chè đậu đỏ vào ngày 7/7 sẽ được tình duyên như ý liệu có đúng sự thật? Vào ngày lễ Thất tịch mùng 7/7 Âm lịch, nhiều người thường ăn món chè đậu đỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân của thói quen đặc biệt này.

Theo truyền thống xưa, Lễ Thất tịch vào mồng 7 tháng 7 âm lịch hằng năm, gắn liền với sự tích Ngưu Lang Chức Nữ. Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương. Chàng đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có con, một trai một gái. Một ngày kia, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi.

Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) được gặp nhau một lần.

ăn chè đậu đỏ cầu duyên

Ở châu Á, Ngày Thất Tịch là một lễ hội lớn được tổ chức công phu với nhiều hoạt động văn hóa tùy từng quốc gia. Tên gọi cổ truyền của ngày này ở Nhật Bản là Tanabana. Lễ hội Tanabana được trang trí bởi nhiều cành trúc khắp mọi nơi như trường học, sân vườn, đồng ruộng,…Cùng với những cành trúc là những điều ước tốt đẹp được người Nhật viết và gắn lên; cầu chúc cho những điều may mắn sẽ tới trong tương lai. Đôi lứa yêu nhau ở Nhật vào ngày Tanabana thường lui tới đền thờ thần Shinto để cầu mong cho đường tình duyên được bền chặt và hạnh phúc.

Tanabata

Chilseok là tên gọi của ngày Thất Tịch tại Hàn Quốc. Theo truyền thống, ngày này người Hàn quốc sẽ tắm sớm để cầu mong sức khỏe tốt. Những món ăn làm từ lúa mì là bánh mì nướng và bánh bột mì là món ăn truyền thống vào ngày này. Người Hàn coi đây là một dịp lễ để thưởng thức trọn vẹn hương vị đến từ lúa mì.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Điểm chung của Lễ Thất Tịch ở các nước là cầu phúc và hạnh phúc lứa đôi. Vì thế, Việt Nam tuy không tổ chức nhiều ngày lễ lớn nhưng cũng có nhiều hoạt động riêng. Trong ngày 7/7 nói riêng và tháng 7 Âm Lịch nói chung, ông bà ta thường quan niệm không nên tổ chức Hỷ – nghĩa là đám cưới. Ngày này hàng năm các đôi lứa thường đến chùa làm lễ cầu mong cho tình duyên son sắt, vững bền. Các đôi yêu nhau cũng thường ngắm sao Ngưu Lang và Chức Nữ đêm 7/7 Âm Lịch. Người ta tin rằng cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ ngày Thất Tịch thì sẽ mãi mãi bên nhau.

2016122300002078_w

Giới trẻ Việt Nam truyền tai nhau rằng nên ăn đậu đỏ trong ngày này thì sẽ mau “thoát ế”, những đôi yêu nhau thì sẽ thêm yêu nhau đậm sâu. Vì vậy mà trong ngày này cháo đậu đỏ, sữa đậu đỏ, canh đậu đỏ và đặc biệt là chè đậu đỏ thường cháy hàng. "Lời đồn" này bắt nguồn từ 1 quan niệm rằng đậu đỏ có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn.

Đây là màu sắc sẽ giúp gia chủ rước thêm tài lộc vào nhà, đẩy lui đi mọi điều xui xẻo, buồn phiền. Không chỉ vậy, vận mệnh của người giữ hạt đậu đỏ sẽ đi lên theo hướng tích cực, tình duyên tấn tới, mọi việc thuận buồm xuôi gió vì đậu đỏ sẽ giúp "hóa hung thành cát".

Giải mã lời đồn

Tuy nhiên, người trẻ Việt có phần hiểu sai về việc ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch. Loại đậu tượng trưng cho ngày này ở Trung Quốc là đậu tương tư hay hồng đậu. Loại đậu này vốn cũng có màu đỏ nhưng có hình dạng khác hẳn đậu đỏ Việt Nam.

Đậu tương tư là một loại đậu sinh trưởng ở vùng Lĩnh Nam, Trung Quốc. Đậu có kích thước nhỏ, hình dáng thon hơi giống hình trái tim, vỏ ngoài có màu đỏ thẫm bóng loáng. Đặc biệt, loại đậu này rất cứng, màu khó bị phai, ít bị mối mọt hay hư hại nên được xem như biểu tượng cho một tình yêu bất diệt, không thay đổi.

Empty

Đậu tương tư xuất hiện rất nhiều trong văn hóa Trung Quốc. Truyện xưa kể rằng vào thời Hán, có một chàng trai bị ép đi lính, người vợ của anh ngày ngày ngóng trông dưới gốc cây ở cổng làng, khóc đến nỗi ra máu mà qua đời. Sau khi người vợ mất, trên cây bỗng dưng kết thành những trái có màu đỏ rực, người ta cho rằng đây chính là những giọt huyết lệ của người vợ và gọi nó là "hồng đậu" hay "tương tư tử".

Loại đậu này có ở vài nơi ở Trung Quốc như Vân Nam, Hải Nam, ngoài ra ở phía nam Trường giang và một số nơi khác cũng có đậu tương tư nhưng hạt nhỏ hơn và đầu màu đen, người ta gọi đậu này là "giọt lệ của tình nhân".

Tại Trung Quốc, đậu tương tư được xem là hạt ngọc, rất linh nên thường được kết thành vòng tay, xâu chuỗi hoặc cho vào lọ thủy tinh trang trí thật đẹp để tặng quà cho bạn bè thân thiết hoặc "crush". Nếu 2 người đã xác định tình yêu với nhau thì nên tặng chuỗi hạt đậu đỏ cho nhau để cầu may mắn. Trong lễ cưới, trên cổ tay cô dâu thường đeo vòng tay được làm bằng hạt đậu tương tư để cầu mong cùng chú rể đầu bạc răng long.

ed9b06803fe35845e3ee90711384180b

Ở một số nơi thì cũng có người để đậu tương tư dưới gối sau khi kết hôn để cầu nguyện cho tình nghĩa vợ chồng được sắc son, lâu bền. Ngoài ra ở một số tỉnh phía Nam Trung Quốc thì người ta thường tặng hồng đậu cho trẻ em để biểu thị sự bình yên, xua đuổi tà khí.

Anh Thi - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES