Hôm nay ông Công ông Táo về trời

02/02/2024

Không ai rõ tục lệ này có từ khi nào, chỉ biết rằng trong tâm thức người Việt, cứ mỗi độ 23 tháng Chạp, nhà nhà lại nô nức sắm sửa lễ vật và chuẩn bị một mâm cơm cúng tươm tất để tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời.

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, người Việt Nam lại có một phong tục rất đặc trưng, đó là lễ cúng ông Công, ông Táo. Lễ cúng này được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, là ngày ông Táo lên chầu trời để báo cáo Ngọc Hoàng về những việc làm của gia chủ trong năm qua. Đây được xem như một phong tục tín ngưỡng đẹp, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

23 tháng Chạp là ngày Tết ông Công ông Táo của người Việt.

23 tháng Chạp là ngày Tết ông Công ông Táo của người Việt.

Phong tục cổ truyền trường tồn theo năm tháng

Theo truyền thuyết, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc. Vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này sẽ lên chầu trời để báo cáo Ngọc Hoàng Thượng đế về những việc làm trong năm của gia chủ.

Lễ cúng ông Công, ông Táo có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời. Ngày lễ này gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thần linh của người Việt Nam. Phong tục này không chỉ là một ngày lễ truyền thống, mà còn là dịp để mọi người trong gia đình sum họp, đoàn viên. Đây cũng là dịp để con cháu thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân, những người đã dày công vun đắp cho cuộc sống hiện tại của chúng ta.

Trong ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo với đầy đủ các món ăn truyền thống.

Trong ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo với đầy đủ các món ăn truyền thống.

Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời, với mong muốn cho gia đình được nhiều may mắn. Trong ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo với đầy đủ các món ăn truyền thống như: bánh chưng, bánh dày, gà luộc, xôi, chè, rượu, hoa quả,... Sau khi cúng, gia chủ sẽ tiễn ông Công, ông Táo bằng cách thả cá chép xuống sông, hồ. Cá chép là phương tiện để ông Công, ông Táo vượt qua Vũ Môn, lên chầu trời.

Tục cúng ông Công ông Táo ở 3 miền có gì khác nhau?

Cùng mang ý nghĩa lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu Ngọc Hoàng, nhưng thời điểm cúng và lễ vật cúng ở các vùng miền lại có những nét khác biệt độc đáo.

Miền Bắc

Truyền thống cúng ông Công, ông Táo tại miền Bắc thường bắt đầu từ khá sớm, khi mà nhiều gia đình đã chuẩn bị mâm cỗ để làm lễ từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là vào trưa 23 tháng Chạp.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Theo quan niệm dân gian, sau 12 giờ trưa ngày 23, các Táo sẽ lên chầu trời, không còn ở dương gian để nhận lễ. Do đó, ít nơi tổ chức lễ cúng sau thời gian này.

Mâm cúng ông Công ông Táo của miền Bắc.

Mâm cúng ông Công ông Táo của miền Bắc.

Ở miền Bắc, mâm cỗ thường đầy đủ các món ăn như xôi, gà, giò, chả, canh măng, nem... Đặc biệt, ở nhiều địa phương mâm cỗ cúng thường có thêm xôi chè, thường là chè bà cốt, được nấu từ nếp cái, xôi vò, đường nâu và gừng.

Nét đặc trưng văn hóa đặc biệt nhất của miền Bắc trong lễ cúng ông Công, ông Táo là việc sử dụng cá chép làm đồ cúng. Cá chép có thể là cá chép sống hoặc cá chép giấy, tùy theo từng gia đình. Sau khi thắp nhang và khấn bái hoàn tất, gia chủ thường sẽ phóng sinh cá chép sống ra ao, hồ hoặc sông gần nhà.

Sau lễ cúng, gia chủ thường sẽ phóng sinh cá chép sống ra ao, hồ hoặc sông gần nhà.

Sau lễ cúng, gia chủ thường sẽ phóng sinh cá chép sống ra ao, hồ hoặc sông gần nhà.

Miền Trung

Lễ cúng ông Công, ông Táo ở miền Trung được coi là một nghi lễ đặc biệt và phức tạp nhất so với hai miền còn lại.

Người dân ở Huế và một số tỉnh lân cận thường thờ ông Táo tại hai địa điểm khác nhau: trên Trang Ông và một bàn thờ nhỏ được đặt ở góc bếp. Trước khi lễ cúng diễn ra, trang thờ sẽ được dọn dẹp kỹ lưỡng và thay cát mới cho lư hương. Sau khi lễ kết thúc, các tượng bằng đất nung của ba ông Táo sẽ được mang ra miếu hoặc đặt dưới gốc cây cổ thụ ở ngã ba đường và thay thế bằng tượng ba ông Táo mới. Hành động này tượng trưng cho sự chuẩn bị và bắt đầu một nhiệm kỳ "coi sóc bếp núc" trong năm mới.

Tượng ông Táo ở miền Trung.

Tượng ông Táo ở miền Trung.

Trong mâm cúng, người miền Trung thường dâng lên nhiều lễ vật và một con ngựa bằng giấy có yên cương đầy đủ.

Vào sáng ngày 23 tháng Chạp, người dân thường có lễ dựng cây nêu ở trước sân nhà hoặc sân đình để xua đuổi ma quỷ khi các vị thần trông coi nhà "đi vắng", lễ hạ nêu thường diễn ra vào mùng 7 tháng Giêng.

Ngoài ra, vào chiều 30 Tết, người miền Trung cũng tổ chức lễ cúng để rước thần về và an vị ông Táo mới vào sáng mùng 1.

Một số nơi còn có lễ dựng cây nêu ở trước sân nhà hoặc sân đình để xua đuổi ma quỷ.

Một số nơi còn có lễ dựng cây nêu ở trước sân nhà hoặc sân đình để xua đuổi ma quỷ.

Miền Nam

Ở miền Nam, lễ cúng ông Công, ông Táo thường diễn ra vào buổi tối, từ 20 giờ đến 23 giờ. Người dân miền Nam tin rằng vào cuối ngày, sau khi cả gia đình đã hoàn thành bữa tối và không còn sử dụng đến bếp nữa, thì mới thích hợp để tiễn ông Táo lên gặp Ngọc Hoàng.

Mâm cúng đơn giản nhưng không kém phần tươm tất của người miền Nam.

Mâm cúng đơn giản nhưng không kém phần tươm tất của người miền Nam.

Do sự giao thoa văn hóa, mâm cúng của người miền Nam có sự tương đồng với hai miền, nhưng có thêm một số đặc điểm riêng. Ngoài các món mặn như nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc... người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo thèo lèo và một bộ "cò bay, ngựa chạy". Đây là hình ảnh con cò và con ngựa được làm từ giấy để giúp ông Táo về trời nhanh hơn sau khi làm lễ. Gia chủ cũng thường cúng thêm 3 bộ quần áo bằng giấy cho 3 vị Táo.

Ngoài ra còn có kẹo thèo lèo - món ăn không thể thiếu trong lễ cúng ông Táo của người Sài Gòn.

Ngoài ra còn có kẹo thèo lèo - món ăn không thể thiếu trong lễ cúng ông Táo của người Sài Gòn.

Ngoài ra, trong miền Nam không thực hiện các tục rút chân nhang, hóa vàng áo mũ thờ, cũng không mua cá chép thả trong chậu rồi thả vào sông như các khu vực khác.

Thay cho cá chép, thì ở Nam Bộ có

Thay cho cá chép, thì ở Nam Bộ có "cò bay, ngựa chạy".

Hà Mai Trinh - Tổng hợp
RELATED ARTICLES