Huyền hoặc sắc xanh Gokyo

28/11/2019

Hồ Gokyo xanh ngắt màu ngọc bích là một trong những điểm ngắm cảnh đẹp nhất Nepal mà chỉ có trải nghiệm thực sự mới có thể lột tả hết được. Cùng theo chân travel blogger Thiện Nguyễn để được cảm nhận một phần vẻ đẹp huyền hoặc của Nepal.

Nằm ở phía bắc vùng Everest, hay còn gọi với cái tên vùng Khumbu, là một trong những điểm ngắm cảnh đẹp nhất Nepal - hồ Gokyo. Hồ nước xanh ngắt này nằm trong Vườn Quốc gia Sagarmatha của Nepal. Là nguồn nước ngọt vĩnh cửu được nuôi dưỡng từ băng tuyết, hệ thống hồ Gokyo được đánh giá là dễ bị tổn thương một cách tự nhiên vì nó nằm trong một khu vực sinh thái không ổn định.

Cung trekking đến hồ dành cho những ai tìm kiếm con đường mòn ít người đi hơn cung đường Everest Base Camp nổi tiếng, nhưng cảnh đẹp thì muôn vàn lộng lẫy. Cung đường sẽ đưa bạn lên địa hình núi cao, những vùng đất chăn thả loài bò Yak Tây Tạng vào mùa hè rồi đến chuỗi hồ nước xanh màu ngọc lam Gokyo.

Empty
Empty

Hệ thống hồ Gokyo gồm 19 hồ trải rộng trên diện tích 196,2 ha. Hồ Gokyo và ngôi làng cùng tên nằm ở độ cao gần 5.000 m so với mực nước biển. Đây là hồ nước chính trong hệ thống với diện tích 42,9 ha. 5 hồ lớn còn lại trong hệ thống 19 hồ là: Thonak rộng nhất với 65,07 ha, Gyazumpa rộng 29 ha, Tanjung rộng 16,95 ha và Ngojumba rộng 14,39 ha.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Ngôi làng cùng tên bên hồ Gokyo.

Ngôi làng cùng tên bên hồ Gokyo.

Đoàn trekking của travel blogger Thiện Nguyễn sau khi vượt đèo Renjo La đã ở lại hai đêm ở bên hồ Gokyo để thoả mắt ngắm nhìn nơi cảnh sắc lộng lẫy của thiên nhiên và tiếp tục chinh phục các điểm đến: Gokyo Ri, Gokyo Fourth và Gokyo Fifth. Khi vừa qua đèo Renjo La, ta sẽ thấy ngay một màu xanh ngắt đầy mê hoặc nhưng lại phải mất cả 3 giờ đồng hồ để tiếp tục trek trên cung đường dốc sâu toàn sỏi đá thì mới tới được nơi. “Mọi thứ thực sự xứng đáng với công sức bỏ ra, hồ xanh biếc nước trong veo, ngôi làng bên hồ là những nhà nghỉ của du khách với view nhìn ra hồ. Xa xa là núi tuyết soi bóng phản chiếu, quá đỗi tuyệt vời!” - anh Thiện Nguyễn chia sẻ trải nghiệm.

“Mọi thứ thực sự xứng đáng với công sức bỏ ra

“Mọi thứ thực sự xứng đáng với công sức bỏ ra" - anh Thiện Nguyễn chia sẻ.

Hồ Goryo là một viên ngọc ẩn giấu của rặng núi Everest. Nếu muốn khám phá được toàn cảnh của hồ, du khách phải đi qua khu trại căn cứ Everest Base Camp và thị trấn Namche Bazaar - nơi sinh sống của người Sherpa. Anh Thiện Nguyễn chọn đi cung đường có độ khó cao khi đi qua cả 3 con đèo hùng vĩ của Hymalaya là: Renjo La cao 5.360 m, Cho La cao 5.420 m và Kongma La cao 5.535 m. Tuy nhiên cũng có một con đường khác “dễ thở” hơn là kết hợp đi EBC và hồ Gokyo trong một chuyến, như vậy chỉ leo qua một đèo là Cho La. Sẽ mất khoảng hai đến ba ngày để đến được thung lũng với tảng băng đang lững lờ trôi trên mặt hồ Gokyo.

Căn nhà nhỏ ven hồ có tầm nhìn đầy thơ mộng.

Căn nhà nhỏ ven hồ có tầm nhìn đầy thơ mộng.

Đoàn của anh Thiện Nguyễn có hai ngày ở nhà nghỉ nhỏ ven hồ dưới cái lạnh thấu xương nhưng ấm áp bởi tình thân của vợ chồng chủ nhà trọ. “Mình thích những sáng sớm mai dậy lang lang ngắm hồ Gokyo như một tấm gương qua những tia nắng đầu ngày trong lành óng ả. Chiều chiều lại đội sương rảo bước ven hồ nhìn lũ yak thong dong bước... Mọi thứ cứ nhẹ nhàng, thong thả theo nhịp trôi của núi rừng Hi Mã Lạp Sơn huyền ảo chầm chậm đi qua” - cả một khung cảnh ngoạn mục của thiên nhiên như hiện lên qua ký ức của anh.

Những tia nắng của ngày mới trải vàng óng ả.

Những tia nắng của ngày mới trải vàng óng ả.

Trung bình hàng năm có khoảng 7.000 khách du lịch ghé thăm hồ Gokyo để chiêm ngưỡng cảnh sắc huyền hoặc ấy. Hồ Gokyo nắm giữ một ý nghĩa linh thiêng trong văn hóa của cả Ấn Độ giáo vì được tôn thờ là nơi cư trú của thần rắn Nag Devata. Tháng 8 hàng năm, những người sùng đạo Hindu sẽ tới đây và tắm trong những hồ nước này vào lễ hội Janai Purnima.

My Tống - Nguồn: FB Thiện Nguyễn
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES