Không gian nghệ thuật trong nhà Quốc hội

23/05/2020

Ngoài Bảo tàng Khảo cổ học dưới lòng Tòa nhà Quốc hội thì đường hầm của tòa nhà còn có một không gian nghệ thuật đương đại thuộc vào hàng dự án nghệ thuật có quy mô lớn nhất ở Việt Nam.

Mặc dù Tòa nhà Quốc hội được hoàn thành vào cuối năm 2014, hoàn chỉnh về kiến trúc, trang thiết bị, bảo đảm cho mọi hoạt động của Quốc hội và đã có những không gian nghệ thuật phục vụ nhu cầu tham quan của công chúng song vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh. Từ ý tưởng, chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, sự quan tâm, giúp đỡ của Lãnh đạo TP. Hà Nội, sự đồng hành của các nhà tài trợ và sự nỗ lực của 15 nghệ sỹ với hơn 100 trợ lý kỹ thuật và những người thợ lành nghề ở khắp TP. Hà Nội, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, các tác phẩm nghệ thuật tại đường hầm Nhà Quốc hội đã hoàn thành vào giữa tháng 11 năm 2018.

Nghệ thuật đương đại đã làm biến đổi hoàn toàn không gian lối đi hầm có sẵn (đường hầm lớn) của Nhà Quốc hội

Nghệ thuật đương đại đã làm biến đổi hoàn toàn không gian lối đi hầm có sẵn (đường hầm lớn) của Nhà Quốc hội

Các tác phẩm nghệ thuật đa dạng về chất liệu, từ sơn mài truyền thống, đồ họa mở đến chất liệu sắp đặt đa phương tiện, video - art trên lụa, nhiếp ảnh phù điêu, sắp đặt chạm khắc đồng tương tác, sắp đặt hàn sắt chuyển động… đã phủ kín hơn 500m dài trong không gian lớn, thiết kế theo địa hình của 3 khu vực đường hầm nhà Quốc hội (đường hầm nhỏ, đường hầm lớn và lối hầm nhà để xe).

Lấy ý tưởng sử dụng cách tiếp cận đa dạng các hình thức nghệ thuật đương đại, các nghệ sỹ đã dùng các tác phẩm của mình như một hình thức đối thoại và phản ánh cách nhìn sáng tạo với những giá trị di sản văn hoá nghệ thuật và kiến trúc trong suốt bề dày của lịch sử dân tộc. Các tác phẩm trưng bày tại đường hầm Nhà Quốc hội đã tạo ra một không gian nghệ thuật kết nối lý tưởng với hai không gian Bảo tàng cổ vật Thăng Long và Tiền Thăng Long dưới sàn Tòa nhà Quốc hội. Đây có thể coi là một bảo tàng nghệ thuật đương đại quan trọng tại Việt Nam, sẽ mở cửa đón công chúng thưởng lãm.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Nghệ sĩ Trần Hậu Yên Thế bên tác phẩm “Lịch sử soi chiếu”

Nghệ sĩ Trần Hậu Yên Thế bên tác phẩm “Lịch sử soi chiếu”

Tác phẩm

Tác phẩm "Món quà" của họa sĩ Cấn Văn Ân

Tác phẩm “Cội nguồn dân tộc Việt” gồm 100 quả trứng sơn mài của họa sĩ Triệu Khắc Tiến

Tác phẩm “Cội nguồn dân tộc Việt” gồm 100 quả trứng sơn mài của họa sĩ Triệu Khắc Tiến

Cận cảnh bên trái là tác phẩm

Cận cảnh bên trái là tác phẩm "Mảnh ghép thời gian" của Nguyễn Xuân Lam

Theo các nghệ sĩ, dự án này được đích thân các lãnh đạo Quốc hội chỉ đạo và theo dõi sát sao. Trước khi bắt tay vào làm, các nghệ sĩ lo lắng vì sợ khi làm việc với cơ quan Nhà nước thường là các khẩu hiệu, sợ bị can thiệp sâu vào ý tưởng nghệ thuật nên khó thực hiện. Nhưng trái với suy nghĩ đó, Văn phòng Quốc hội đã lắng nghe ý kiến của các nghệ sĩ và đặc biệt Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là người rất yêu nghệ thuật và đã giúp đỡ các nghệ sĩ rất nhiều.

Sắp đặt tương tác với chạm khắc đồng và sơn mài “Sông Tô” của Vũ Xuân Đông

Sắp đặt tương tác với chạm khắc đồng và sơn mài “Sông Tô” của Vũ Xuân Đông

Tác phẩm “Hội nghị Diên Hồng” của Phạm Khắc Quang và Vũ Xuân Đông

Tác phẩm “Hội nghị Diên Hồng” của Phạm Khắc Quang và Vũ Xuân Đông

Ví dụ như tác phẩm tranh khắc gỗ “Hội nghị Diên Hồng” của nghệ sĩ Phạm Khắc Quang và Vũ Xuân Đông cao 1m8, dài 9m vốn được quy hoạch trưng bày ở hầm gửi xe của các lãnh đạo cấp cao nhà nước. Tuy nhiên, độ hoành tráng của tác phẩm đã gây xúc động cho phía Quốc hội và nhóm được đề nghị chuyển tác phẩm lên sảnh chính, đặt chỗ sang trọng hơn. Nhưng do kích thước bức tranh đã được “đo ni đóng giày” cho không gian đường hầm và có sự liên kết với các phù điêu hỗ trợ xung quanh nên dù nhận được chỉ đạo như vậy, các nghệ sĩ vẫn kiên trì thuyết phục. Cuối cùng, Quốc hội đã quyết định di chuyển những chiếc xe của lãnh đạo cao cấp sang nơi khác, nhường không gian trang trọng cho bức tranh. Đây là điều gây bất ngờ và nằm ngoài suy nghĩ của các nghệ sĩ.

Một phần trưng bày

Một phần trưng bày "Hành trình lịch sử" tại đường hầm của tòa nhà Quốc hội

Tác giả Nguyễn Thế Sơn (bìa trái) bên tác phẩm

Tác giả Nguyễn Thế Sơn (bìa trái) bên tác phẩm "Máy nước công cộng"

Khách tham quan chiêm ngưỡng các tác phẩm dọc hành lang đường hầm

Khách tham quan chiêm ngưỡng các tác phẩm dọc hành lang đường hầm

PGS.TS Nguyễn Văn Huy - nguyên Giám đốc Bảo tàng Quốc hội cho rằng, chưa có một nơi nào biến các đường dẫn ra chỗ để ô tô, xe máy lại được trưng bày nghệ thuật như ở Nhà Quốc hội. Nhiều Đại biểu Quốc hội và khách thăm quan được tận mắt nhìn thấy những tác phẩm nghệ thuật này cũng phải ngạc nhiên, khẳng định chưa từng thấy một tầng hầm để xe nào lại đẹp như vậy. Nhiều người còn nói vui rằng xuống hầm lấy xe mà mải ngắm các tác phẩm nghệ thuật đến nỗi quên cả lấy xe đi về!

Tuy nhiên không gian nghệ thuật này cùng Bảo tàng Khảo cổ học vẫn hạn chế khách tham quan, chỉ tiếp nhận khách đi theo đoàn và có giấy giới thiệu của cơ quan. Nhiều nghệ sĩ và khách thăm quan mong muốn Quốc hội sớm mở cửa giới thiệu rộng rãi để người dân có cơ hội chiêm ngưỡng không gian đầy tính nghệ thuật này.

Hà Lê - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES