Khu chợ chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn ở Ấn Độ

09/05/2020

Khu chợ 500 tuổi Ima Keithel ở Ấn Độ là một trong những khu chợ lớn nhất châu Á. Nhưng hơn cả một khu chợ, nơi đây thực sự là một xã hội thu nhỏ với hơn 4.000 quầy hàng được những phụ nữ đã kết hôn làm chủ và tồn tại hơn năm thế kỷ qua.

Chợ Ima Keithel, có nghĩa là “chợ của mẹ” là một khu chợ nằm ở trung tâm quận Imphal, bang Manipur, thuộc đông bắc Ấn Độ, giáp với Myanmar. Điểm độc đáo của Ima Keithel chính là những người muốn tham gia buôn bán ở khu chợ này phải là phụ nữ đã kết hôn. Chợ họp vào tất cả các ngày trong tuần và hằng ngày có gần 5.000 người phụ nữ đến nơi đây để buôn bán và biến Ima Keithel thành một trong những khu chợ lớn nhất ở châu Á.

manipur-1372

Ima Keithel được thành lập từ khoảng thế kỷ XVI, khi Manipur còn nằm dưới quyền cai trị của nhà vua và xảy ra các cuộc chiến tranh nhỏ lẻ liên miên vì tranh chấp lãnh thổ với Vương quốc Miến Điện. Thời điểm ấy, những người đàn ông trong gia đình tuân theo một truyền thống gọi là Lallup - tức phải đi lính, tham gia chiến tranh khi nhà vua có lệnh triệu tập. Từ đó, gánh nặng việc đồng áng và kinh tế gia đình đều đặt lên vai những người phụ nữ Manipur. Với hoàn cảnh như vậy, khu chợ Ima Keithel ra đời như một kế sinh nhai tất yếu. Và cũng từ ấy, người phụ nữ nơi đây dần dần đã giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý gia đình và buôn bán trong xã hội.

Ima-Keithel-India-market-Ima-Keithel-betel-nut-sellers-EM-Photo-credit-Eileen-McDougall-1920x1080

Đến nay, dù phụ nữ không còn là người duy nhất chăm lo và kiếm sống trong gia đình nhưng tập tục này vẫn được lưu giữ trong khu chợ nên chỉ những phụ nữ đã kết hôn mới được buôn bán tại đây. Do vậy, có những sạp hàng trong khu chợ Ima Keithel đã được truyền lại đến 4 thế hệ trong gia đình qua sự tiếp nối của con gái hoặc con dâu.

Empty
Empty

Mặt hàng mua bán ở Ima Keithel rất phong phú và đa dạng. Nhiều mặt hàng thủ công, đồ trang sức, quần áo, vải, rau quả, thảo mộc ở địa phương được bày bán ở chợ, chia thành hai nhóm chính: nhóm những mặt hàng thiết yếu hằng ngày và nhóm hàng thủ công.

Rất nhiều mặt hàng đa dạng được bày bán trong khu chợ

Rất nhiều mặt hàng đa dạng được bày bán trong khu chợ

Imphal-053

Hiện nay, chợ Ima Keithel nằm trong bốn khu nhà được chính phủ xây cất sau khi phải chịu thiệt hại nặng nề từ trận động đất mạnh 6,8 độ richter vào năm 2016. Với 4 khu nhà chính, có một khu chuyên bán thực phẩm hằng ngày, một khu khác chuyên bán đồ thủ công mỹ nghệ, trang sức; và hai khu còn lại bán đồ may mặc, mỹ phẩm, các tài liệu về tôn giáo, thậm chí cả đồ ăn vặt địa phương.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
0d5eec3d-56d4-4e32-a858-80cd610344b4_rwc_117x0x1690x1324x1690
859a8c67-7667-4d72-96b0-65490557cf28_rw_1920

Mỗi ngày, các nữ tiểu thương sẽ mặc trang phục truyền thống gọi là phanek (sarong) và innaphi (khăn choàng) đến chợ, chuẩn bị quầy hàng và thực hiện các giao dịch buôn bán. Đây là nơi hội tụ người dân ở mọi tầng lớp, dân tộc, tôn giáo và thậm chí cả du khách nước ngoài.

Trang phục truyền thống của những nữ tiểu thương tại khu chợ

Trang phục truyền thống của những nữ tiểu thương tại khu chợ

street-vendors-2-1

Dạo quanh Ima Keithel, bạn sẽ được chiêu đãi hình ảnh đẹp ngoạn mục từ những quầy hàng đầy màu sắc; âm thanh vui vẻ, tiếng cười và tiếng mặc cả từ các bà, các chị, các cô ở mọi tầng lớp; và hương thơm ngọt ngào, nồng nàn của sản phẩm và thực phẩm địa phương tươi ngon.

Các loại đặc sản và đồ ăn nổi tiếng Ấn Độ đều có ở Ima Keithel

Các loại đặc sản và đồ ăn nổi tiếng Ấn Độ đều có ở Ima Keithel

Empty

Không chỉ là nơi buôn bán, Ima Keithel còn thực sự là một xã hội có tổ chức thu nhỏ. Bởi hơn cả một nơi làm việc, Ima Keithel tạo nên một khối đoàn kết phụ nữ, nơi mà mỗi người mẹ đều có quyền đấu tranh và đòi hỏi những bình đẳng. Đây được xem như truyền thống mà không một khu chợ nào ở Ấn Độ có được.

Ima-Keithel-India-market-Ima-Keithel-woman-looking-out-EM-Photo-credit-Eileen-McDougall-1920x1080

Khu chợ được quản lý bởi Hiệp hội Phụ nữ và các thành viên của chợ đã tham gia vào rất nhiều cuộc đấu tranh kể từ khi Ấn Độ còn là thuộc địa của Anh. Nổi bật nhất chính là sự kiện biểu tình mang tên Women’s War - Nupi Lan vào những năm 1930 để phản đối việc xuất khẩu quá nhiều gạo địa phương sang các tiểu đoàn Anh ở các vùng lãnh thổ khác. Cuộc chiến này đến nay đã được dựng thành tượng đài để kỉ niệm sự vùng lên của những người phụ nữ Ấn Độ mà điển hình là những người phụ nữ ở khu chợ Ima Keithel.

Bức tượng kỉ niệm sự kiện biểu tình mang tên Women’s War - Nupi Lan vào những năm 1930

Bức tượng kỉ niệm sự kiện biểu tình mang tên Women’s War - Nupi Lan vào những năm 1930

Kể từ ấy, bất kỳ khi nào có những mâu thuẫn trong xã hội từ việc tăng thuế, chính sách ngặt nghèo, giải tỏa khu chợ đến việc phân biệt đối xử lăng mạ với phụ nữ..., những người phụ nữ nơi đây lại nối tiếp truyền thống đấu tranh bằng hình thức biểu tình, đình công để đòi lại công bằng. Cuộc biểu tình lớn gần đây nhất là vào năm 2003, khi chính quyền địa phương có kế hoạch thay thế Khu chợ Ima Keithel bằng một trung tâm thương mại hiện đại. Một cuộc đấu tranh lớn đã diễn ra trong 3 tháng với qui mô hàng nghìn nữ tiểu thương tham dự, họ đình công và tổ chức các cuộc thi ngồi im lặng trong suốt 24 giờ liên tiếp với mong muốn lưu giữ lại khu chợ - nơi họ coi là gia đình thứ hai của mình và đã thành công.

Khu chợ được quản lý bởi Hiệp hội phụ nữ và đã tham gia vào rất nhiều cuộc đấu tranh biểu tình đòi công bằng cho phụ nữ

Khu chợ được quản lý bởi Hiệp hội phụ nữ và đã tham gia vào rất nhiều cuộc đấu tranh biểu tình đòi công bằng cho phụ nữ

Ima-Keithel-India-market-Ima-Keithel-stalls-and-political-signs-EM-Photo-credit-Eileen-McDougall-1920x1080

Ngoài việc đoàn kết chặt chẽ để đấu tranh thì Khu chợ Ima Keithel còn có một hệ thống tín dụng được điều hành bởi công đoàn; nơi các nữ tiểu thương có thể vay tiền để mua hàng hóa và trả lại dần sau một thời gian buôn bán. Hệ thống này hoạt động rất hiệu quả và giúp khu chợ hoạt động, phát triển phồn thịnh đến tận ngày nay. Từ đó, những người phụ nữ nơi đây có khả năng tự mình làm chủ cuộc sống thay vì tuân theo phụ thuộc của những hủ tục trước kia.

Ima-Keithel-India-market-Outside-Ima_Keithel_informal_dried_fish_sellers-EM-Photo-credit-Eileen-McDougall-1-1536x864
Empty
Empty

Hơn cả một khu chợ, đây thực sự là một tổ chức xã hội quan trọng và là "lối sống" của hàng ngàn phụ nữ. Ở đây, tin tức được chia sẻ, các ý tưởng được tranh luận, các cuộc biểu tình được định hình, tín dụng tài chính được giải ngân, tất cả đều tồn tại trong Ima Keithel. Những nữ tiểu thương ở Ima Keithel không chỉ là những người tiên phong cho giới thương nhân mà còn đóng góp vai trò to lớn trong nền kinh tế, văn hóa, chính trị nơi đây. Để từ đó, khu chợ Ima Keithel phát triển phồn thịnh qua nhiều thế hệ và trở thành một biểu tượng sức mạnh của phụ nữ Manipur.

Empty
My Tống - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES