Khu vườn âm nhạc”.

19/03/2014

Là chương trình hòa nhạc thính phòng của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP HCM được tổ chức tại Nhà hát Thành phố vào ngày 19/3/2014.

“Khu vườn âm nhạc” mang đến một số hương sắc khá độc đáo trong kho tàng âm nhạc thế giới.

Âm nhạc thế kỷ 20 với những đột phá mạnh mẽ về cấu trúc, hòa thanh cũng như điệu thức, mọi nguyên tắc truyền thống của âm nhạc Cổ điển châu Âu bị phá vỡ, tạo ra muôn vàn phong cách mới và quan niệm mới về âm nhạc. Đặc biệt giai đoạn này sự giao thoa mạnh mẽ của chất liệu âm nhạc truyền thống các dân tộc khác nhau trên thế giới với âm nhạc Cổ điển. Một trong những kết quả ấn tượng nhất của sự hòa nhập đó là nhạc Jazz có nguồn gốc từ châu Phi. Những đại diện nổi bật nhất cho dòng nhạc này là các nhạc sĩ Mỹ và Pháp.

Một mảng màu sắc tuyệt vời nữa trong “Khu vườn âm nhạc” đó là nghệ thuật hát opera với những aria nổi tiếng, được yêu mến khắp nơi trên thế giới.

Hương sắc của khu vườn được tỏa sáng bởi những nghệ sĩ tài năng nhất của HBSO kết hợp với một số nghệ sĩ khách mời: Đào Nhật Quang, Ju Sun Young, Lý Giai Hoa, Cho Hae Ryong, Nguyễn Thị Thanh Nga, Võ Thuỵ Ngọc Tuyền, NSƯT .Trần Hồng Vy, Trần Duy Linh, Phạm Trang …

Ở phần I của chương trình, chúng ta sẽ dạo qua mảng “Âm nhạc thính phòng.” Nhạc thính phòng mang đến một trải nghiệm âm nhạc thú vị khác so với âm nhạc giao hưởng; nó thường đem lại một cảm giác không gian ấm cúng, thân mật mà một dàn nhạc lớn ít khi có thể làm được.

Tác phẩm Tổ khúc “Vườn địa đàng” của nhạc sỹ người Mỹ William Bolcom là một ví dụ. Chúng ta rất dễ dàng hình dung bản nhạc ragtime này được soạn lại cho dàn nhạc giao hưởng. Tuy nhiên, bản viết cho song tấu piano này cho khán giả cơ hội để tự mình tưởng tượng ra bản phối đó theo cách riêng của mỗi người.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Cũng với thể loại này, chúng tôi muốn giới thiệu đến quý vị “ông vua nhạc ragtime”, Scott Joplin. Tác phẩm The Entertainer, một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, đã được chuyển soạn cho nhiều nhóm hòa tấu khác nhau, nổi tiếng nhất là bản soạn cho dàn nhạc của Marvin Hamlisch. Bản phối cho ngũ tấu này của Sjoerd Van Der Deen mang đến cho tác phẩm một chút màu sắc hài hước, ngộ nghĩnh nhưng cũng giữ lại được nét thân mật của tác phẩm.

Cả hai tác phẩm nói trên đại diện cho âm nhạc ragtime của Mỹ vào 2 thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của nhạc jazz không chỉ gói gọn tại Mỹ, jazz cũng đã tìm đến âm nhạc của Pháp.

Hay nói cách khác, một số nhạc sỹ người Pháp, như Darius Milhaud, cũng đã tìm thấy một nguồn cảm hứng mới từ âm nhạc jazz vào những thời kỳ đầu. Ta có thể thấy khá rõ những ảnh hưởng này trong tác phẩm Scaramouche của Milhaud, như việc ông chọn kèn saxophone là nhạc cụ solo. Đêm nay, tác phẩm này sẽ được  trình diễn bằng clarinet. Mặc dù vậy, âm thanh của cây kèn clarinet dường như làm cho tác phẩm có vẻ jazz hơn. Khán giả có thể đưa ra câu trả lời cho chính mình.

Có một điều khá thú vị là một số nhạc sỹ đã có được những ảnh hưởng đáng kể đến các nghệ sỹ nhạc jazz. Một trong những cái tên hay được nhắc đến nhất là Claude Debussy. Tác phẩm 2 Arabesque mang đậm phong cách đặc biệt của Debussy. Chúng ta có thể suy đoán được các nghệ sỹ nhạc jazz đã chịu ảnh hưởng từ nét duyên dáng trong âm nhạc của ông.

Một trong những đặc điểm nổi bật của âm nhạc Pháp là việc sử dụng các nhạc cụ bộ kèn gỗ trong dàn nhạc cũng như trong âm nhạc thính phòng. Trong tác phẩm Tổ khúc số 1 cho Ngũ Tấu kèn gỗ của Charles Lefebvre, về mặt âm nhạc thì không có gì quá nổi bật. Tuy nhiên, khán giả vẫn luôn bị thu hút bởi những màu sắc của các nhạc cụ được sử dụng rất tinh tế.

Phần II của chương trình, sẽ là những aria nổi tiếng trong các vở nhạc kịch kinh điển thế giới.

Sẽ là một thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến những tác phẩm của nhạc kịch của Wolfgang Amadeus Mozart. Thiên tài của ông không chỉ cống hiến cho thế giới những tác phẩm kinh điển mà cũng góp phần phát triển và đẩy nghệ thuật nhạc kịch thời bấy giờ lên tầm cao mới. Các bản aria được viết bằng tiếng Ý này là những ví dụ cụ thể về phong cách âm nhạc của Mozart.

Các vở nhạc kịch trường phái Lãng mạn của Ý thường xuyên được các đoàn nhạc kịch chọn để biểu diễn. Những cái tên Giuseppe Verdi, Giacomo Puccini, Gioachino Rossini và Gaetano Donizetti luôn dược xem là một cách hiệu quả để đưa khán giả đến khán phòng. Các trích đoạn được chọn để biểu diễn đêm nay là những ví dụ tiểu biểu cho phong cách nhạc kịch này. Những kịch tính trong từng lời bài hát được phần giai điệu tôn lên cùng với phần nhạc đệm được viết để tạo cơ hội cho diễn viên tỏa sáng.

Chúng ta cũng sẽ được thưởng thức các bản aria của Charles Gounod và Franz Lehar. Tác phẩm Merry Widow của Lehar là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Trái lại, nhạc kịch Romeo et Juliette thường núp dưới cái bóng của nhạc kịch Faust đồ sộ của Gounod. Mặc dù vậy, âm nhạc của hai bản aria cũng góp những màu sắc riêng của chúng vào khu vườn âm nhạc đêm nay.

Sự phong phú về màu sắc và phong cách âm nhạc, hứa hẹn những xúc cảm thăng hoa tuyệt vời từ “Khu vườn âm nhạc”.

 

 

RELATED ARTICLES