Lễ hội khỏa thân Saidaiji-eyo ở Nhật Bản: Ai là người may mắn nhất?

18/02/2019

Lễ hội Saidaiji-eyo là một trong ba lễ hội khỏa thân lớn nhất của Nhật Bản, diễn ra vào khoảng thời gian trung tuần tháng 2 hằng năm. Sự kiện độc đáo này thu hút hàng chục nghìn người tham gia mỗi năm.

Năm 2018, có khoảng 8.000 đàn ông tham gia lễ hội Saidaiji-eyo còn năm nay, ước tính hơn 10.000 người tham dự lễ hội được tổ chức ở ngôi đền Kinryozan Saidaiji nổi tiếng. Những người đàn ông này gần như khoả thân hoàn toàn, chỉ mặc khố trắng, cơ thể nhễ nhại mồ hôi dù thời tiết ở thành phố Okayama vào thời điểm hiện nay là rất lạnh, cùng nhau tranh giành cặp bùa que may mắn.

Người tham gia chỉ mặc duy nhất một chiếc khố trắng được gọi là Fundoshi và mang một đôi tất trắng có tên là Tabi

Người tham gia chỉ mặc duy nhất một chiếc khố trắng được gọi là Fundoshi và mang một đôi tất trắng có tên là Tabi

Lễ hội Saidaiji-eyo, được cho là có từ thời Muromachi và cho đến nay đã chạm mốc 510 tuổi. Thời kỳ Muromachi còn gọi là "Thất Đinh thời đại" là một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử Nhật Bản, khoảng từ năm 1336 đến năm 1573. Giai đoạn này đánh dấu sự thống trị của Mạc phủ Ashikaga - chính thức thành lập năm 1336 bởi Shogun (tướng quân) đầu tiên Ashikaga Takauji. Muromachi chính thức chấm dứt vào năm 1573 sau khi Shogun thứ 15 và cuối cùng Ashikaga Yoshiaki bị Oda Nobunaga đuổi khỏi thủ đô Kyoto.

Empty
Empty

Trong quá trình tham gia lễ hội Saidaiji-eyo, những người đàn ông phải cởi bỏ hết quần áo trong cái lạnh thấu xương của mùa đông ở Nhật Bản. Họ chỉ mặc duy nhất một chiếc khố trắng được gọi là Fundoshi và mang một đôi tất trắng có tên là Tabi. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy, những người tham gia sẽ tranh nhau cặp bùa que may mắn mang tên Shingi.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Tất cả sẽ tranh nhau cặp bùa que may mắn mang tên Shingi

Tất cả sẽ tranh nhau cặp bùa que may mắn mang tên Shingi

Đúng 10 giờ đêm diễn ra lễ hội, đèn điện trong ngôi đền sẽ tắt hết, một vị đạo sĩ đứng từ cửa sổ sẽ ném xuống đám đông hai chiếc bùa que may mắn có chiều dài 20 cm và đường kính 4 cm. Những người tham gia lễ hội ra sức giành lấy Shingi về tay mình bởi vì theo truyền thuyết, ai giữ được Shingi lâu nhất và bỏ được que gỗ vào chiếc hộp gọi là Masu thì sẽ gặp may mắn và hạnh phúc suốt cả năm. Những người khác sẽ cố chạm vào người nào lấy được bùa que để mong may mắn được lan toả, rồi sau đó mọi người lại trở về trong trật tự.

Empty

Lễ hội Saidaiji-eyo từng được tái hiện trong bộ phim Lâm Nghiệp, sản xuất năm 2014. Lễ hội này đã tồn tại suốt hơn 5 thế kỷ qua, khởi nguồn từ ngôi đền Kinryozan Saidaiji và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Lúc đầu, những người tham gia tranh nhau tấm bùa giấy, nhưng do nó dễ rách nên sau này người ta thay nó bằng que gỗ.

Empty
Empty
Empty

Ở thành phố Okayama, những ngày lạnh nhất trong năm thường là tháng 2, hàng ngàn nam giới là tín đồ Thần đạo sẽ cởi trần, đóng khố, uống rượu sake để thanh tẩy, sau đó la hét và chạy nhảy để làm nóng người. Họ mặc trang phục truyền thống rồi bước vào thác nước lạnh để thanh tẩy cơ thể trước khi bước vào ngôi đền linh thiêng để tham gia lễ hội Saidaiji-eyo.

Thế Anh
RELATED ARTICLES