Nắm bắt những cảm xúc bí ẩn của mặt nạ kịch Noh Nhật Bản

03/04/2018

Đôi mắt hình quả hạnh của chiếc mặt nạ ngây nhìn vào không gian. Có nét mâu thuẫn trong khuôn miệng với tâm trạng tổng thể của nét mặt, nó là cái gì đó khó để nhận biết. Mặt nạ gỗ được sử dụng trong loại hình kịch nghệ cổ xưa ở Nhật Bản, gọi là kịch Noh, được thực hiện bằng cách dùng mặt nạ che giấu cảm xúc gương mặt diễn viên. Các diễn viên sẽ chuyển động nhẹ nhàng và tinh tế thể hiện những cảm xúc ẩn được khắc họa cho mỗi nhân vật.

Có lịch sử gần 1.000 năm, kịch Noh nói một cách đơn giản thì là một dạng nghệ thuật biểu diễn sân khấu cổ điển của Nhật Bản, kết hợp múa, tuồng, âm nhạc và thơ ca có nội dung gắn với các sự kiện từ truyền thuyến cổ Nhật Bản đến các sự kiện hiện đại ngày nay. Diễn viên sử dụng mặt nạ với mục đích che đi gương mặt, tuổi tác của diễn viên chính. Tùy theo hướng nhìn của diễn viên mà có thể làm cho mặt nạ trông như lúc cười lúc khóc, vì vậy một trong những thú vui khi thưởng thức Noh chính là xem diễn viên sẽ thể hiện cảm xúc gì tùy theo bối cảnh.

 

 

 Kịch Noh được trình diễn bởi các nghệ sĩ chuyên nghiệp, đã được đào tạo trong các gia tộc có nhiều thế hệ gắn bó với bộ môn nghệ thuật này rộng khắp tại các thành phố như Tokyo, Osaka và Kyoto. 

 

'Con người cố gắng che giấu cảm xúc của mình'

 

 

Người đàn ông 80 tuổi Toshiro Morita đã chụp hình nhà hát và sân khấu mặt nạ từ năm 1964. Xuất thân từ gia đình có truyền thống làm nhiếp ảnh gia, ông đã xuất bản hơn 20 cuốn sách về kịch Noh và truyền thống kịch múa Kabuki.

 

 

Trong căn hộ nhỏ ở ngoại ô của mình, ông lưu giữ hàng trăm âm bản phim chụp trong vòng năm thập kỷ qua. Hầu hết đều được chụp từ máy ảnh phim, chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên. Ông chụp mặt nạ kịch Noh trước nền đen đơn giản. Sự thay đổi nhỏ nhất trong điểm nhìn và ánh sáng cũng khiến cho chiếc mặt nạ có vô số cảm xúc mới.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

 

 

Ông không thích sử dụng chân máy. Bằng cách tự giữ máy, ông dễ dàng điều chỉnh góc độ và điều chỉnh tâm trạng, cảm xúc cho những bức ảnh của  mình. “Con người hay che giấu cảm xúc, nhưng chiếc mặt nạ không nói cho bạn bất cứ điều gì nên tôi sẽ mô tả những gì tôi muốn thể hiện.” – Morita nói. 

 

Là thế hệ thứ ba trong gia đình chuyên làm về nhiếp ảnh, Morita lớn lên trong môi trường nghệ thuật, lấy cảm hứng từ người cha và ông nội những hình ảnh từ nghệ thuật sân khấu Nhật Bản.  Sau khi thử nghiệm với bức tranh sơn dầu siêu thực, ông đã quyết định tiếp tục truyền thống gia đình sau khi tốt nghiệp trường Đại học nghệ thuật. 

 

 

Về mặt lịch sử, mặt nạ không phải một ngành nghề đúng nghĩa. Các nghệ sĩ trình diễn sẽ có yêu cầu với người thợ mộc để tùy chỉnh tính năng của chiếc mặt nạ. Theo Morita, điều quan trọng là người thợ mộc phải có cảm xúc với tấm gỗ mà họ sẽ phóng tác. Tuy nhiên, nghề thủ công đó đã thay đổi trong những năm gần đây. Đó là lý do mặt nạ cũ có nhiều biến thể. Còn các mẫu mặt nạ thời hiện đại không độc đáo, chúng chỉ là sự sao chép những gì thuộc về lịch sử.

 

Tầm quan trọng của mặt nạ

 

Kịch Noh rất thịnh hành vào thời kỳ của Zeami cho tới thời kỳ Edo (1603-1868), kịch Noh trở thành một bộ môn nghệ thuật biểu diễn chính thức của chính phủ quân. Vào  những năm 1868-1912, Kịch Noh trải qua một thời kỳ suy yếu chỉ còn thấy xuất hiện ở một số buổi biểu diễn không chuyên. Ngày nay, kịch Noh không còn được người dân Nhật Bản ưa chuộng như trước. Nhưng giống như nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống khác, kịch Noh đang vật lộn để thu hút sự quan tâm trở lại của khán giả hiện đại. 

 

 

Năm 2001, kịch Noh được mệnh danh là “Masterpiece of the Oral and Intangible Heritage of Humanity” (tạm dịch: kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại) được UNESCO công nhận.

 

Michishige Udaka là người sáng lập Viện Noh Quốc tế năm 1986, cũng từng là diễn viên kịch Noh và thợ chạm khắc mặt nạ. “Tôi đến từ một gia đình hoạt động trong nghệ thuật kịch nghệ Noh lâu đời. Tôi cảm thấy vinh dự là một phần của gia đình và tôi nguyện dùng hết tâm sức của mình để duy trì truyền thống tổ tiên.”

Ông có màn trình diễn trên sân khấu lần đâu khi mới 6 tuổi. Michishige có sự hiểu biết sâu sắc về loại hình kịch nghệ này. Ông nắm rõ cần phải chuyển động nhẹ như thế nào để giao tiếp với khán giả. Ví dụ, nghênh mặt lên, nhếch sang bên phải trong ánh đèn như thế thì khuôn mặt trông như đang cười. Nhưng chỉ cần hạ mặt xuống một chút thôi cũng có thể bày tỏ nỗi buồn hay cái cau mày, thậm chí là biểu cảm nhút nhát.

 

 

Trong kịch Noh, mặt nạ là bộ mặt của diễn viên. Nó không chỉ là đạo cụ trên sân khấu mà còn là bộ mặt của cuộc sống con người. Michishige cho rằng công việc mà nhiếp ảnh gia Morita làm rất đặc biệt. “Tôi nghĩ rằng ông ấy thấy được cái ở giữa thế giới thực và thế giới của cảm xúc.” – Michishige nói.

 

Ngọc Anh (Theo CNNStyle)

RELATED ARTICLES