Lộ diện 10 hộ chiếu quyền lực nhất năm 2021

21/10/2021

Trong bảng xếp hạng 10 tấm hộ chiếu quyền lực nhất năm 2021, hay gọi là Chỉ số Hộ chiếu Henley, có đến 3 quốc gia châu Á giữ vị trí đầu bảng. Trong khi đó, hộ chiếu Việt Nam xếp hạng thứ 94.

Chỉ số Hộ chiếu Henley của Công ty Tư vấn Cư trú và Quốc tịch Toàn cầu Henley & Partners được công bố dựa trên dữ liệu độc quyền do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cung cấp. Công ty này chuyên theo dõi sự thay đổi trong việc đi lại tự do giữa các quốc gia trên thế giới, để tìm ra những hộ chiếu "thân thiện với du lịch" nhất kể từ năm 2006.

Trong 18 tháng qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc đi lại giữa các quốc gia trên thế giới có nhiều rào cản. Tuy nhiên, chỉ số này hoàn toàn không tính đến những hạn chế tạm thời mà các nước đang đặt ra để ứng phó với đại dịch. Thay vào đó, bảng xếp hạng chỉ ra sự kết nối giữa các nước một cách lâu dài với 10 vị trí "quyền lực nhất". Đó là các quốc gia cho phép công dân của mình tự do đi lại với hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới.

những hộ chiếu quyền lực nhất thế giới

Số lượng điểm đến du lịch của các tấm hộ chiếu nằm trong 10 vị trí dẫn đầu gần như không có sự cách biệt quá lớn. Tuy nhiên, điều đặc biệt là có tới ba quốc gia châu Á giữ các vị trí đầu bảng. Nhật Bản lại đứng đầu trong danh sách với tấm hộ chiếu có thể đi du lịch miễn thị thực đến 192 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng với đó, hộ chiếu của Singapore đứng ở vị trí ngang bằng với Nhật Bản.

Với sự thân thiện đã thành

Với sự thân thiện đã thành "thương hiệu", đây là lần thứ 5 liên tiếp hộ chiếu của Nhật Bản giữ vị trí số một.

Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng là Hàn Quốc và Đức với 190 điểm.

Tất cả những vị trí tiếp theo đó đều thuộc về các quốc gia châu Âu giống với mọi năm như Phần Lan, Ý, Luxembourg, Tây Ban Nha... Trong đó, Vương Quốc Anh - một trong số quốc gia đứng đầu bảng vào năm 2014, đang giữ vị trí số 7 với quyền nhập cảnh miễn thị thực tại 185 quốc gia.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Các quốc gia châu Âu luôn chiếm phần lớn trong Chỉ số Hộ chiếu Henley qua các năm.

Các quốc gia châu Âu luôn chiếm phần lớn trong Chỉ số Hộ chiếu Henley qua các năm.

Bên cạnh đó, trong bảng xếp hạng cũng gọi tên hai quốc gia châu Mỹ là Mỹ và Canada, lần lượt đứng hạng 7 và hạng 8 với cách biệt là một điểm đến. Hai quốc gia châu Đại Dương cũng có mặt trong bảng xếp hạng này là Úc và New Zealand.

Chỉ số hộ chiếu Henley cũng tính đến việc cư trú và quyền công dân của các chương trình đầu tư có mặt tài gần 100 quốc gia, trong đó 60% ở Liên minh châu Âu.

Ngoài ra, trong bảng xếp hạng này, Việt Nam đứng thứ 94 với quyền tự do đi đến 54 quốc gia và vùng lãnh thổ mà không cần thị thực. Các quốc gia đứng cuối bảng phần lớn đều nằm ở Trung Đông và các khu vực lân cận như Yemen, Pakistan, Syria, Irag, trong đó đứng cuối bảng là Afghanishtan, công dân của các quốc gia này đều chỉ được đi lại miễn thị thực với dưới 40 quốc gia khác.

TOP 10 HỘ CHIẾU QUYỀN LỰC NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2021

1. Nhật Bản & Singapore (192 điểm đến)

2. Đức & Hàn Quốc (190)

3. Phần Lan, Ý, Luxembourg, Tây Ban Nha (189)

4. Áo, Đan Mạch (188)

5. Pháp, Ireland, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Điển (187)

6. Bỉ, New Zealand, Thụy Sĩ (186)

7. Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Malta, Na Uy, Anh, Mỹ (185)

8. Úc, Canada (184)

9. Hungary (183)

10. Lithuania, Ba Lan, Slovakia (182)

Sự bất bình đẳng đối với người di cư

Báo cáo của Henley & Partners cũng đã chỉ ra "sự bất bình đẳng đang ngày càng tăng" giữa các quốc gia phát triển phía Bắc và các quốc gia kém phát triển phía Nam trên toàn cầu; đồng thời nói về việc "các chính sách hạn chế ban đầu được đưa ra để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, giờ đây đang được áp dụng để ngăn chặn dòng người di cư từ phía Nam lên phía Bắc toàn cầu".

"Phía Bắc toàn cầu đã và đang thực hiện các chiến lược ngăn chặn luồng di cư, thông qua việc áp dụng chặt chẽ các biện pháp kiểm soát biên giới, làm suy yếu phong trào di cư theo nhiều cách khác nhau", Mehari Taddele Maru - một thành viên tại Viện Đại học Liên hợp quốc về Nghiên cứu hội nhập khu vực, đã viết đánh giá trong bài báo cáo rằng: "Các hạn chế đi lại liên quan đến Covid-19 là những chính sách bổ sung mới nhằm ngăn chặn việc di cư của những người đến từ phía Nam".

Dòng người di cư về phía Bắc vẫn đang là một  vấn đề căng thẳng trong những năm trở lại đây, đặc biệt là ở châu Âu. Khi dịch Covid-19 vừa lắng xuống, châu Âu lại tiếp tục phải đối mặt  với vấn nạn người di cư tràn vào lục địa già.

Dòng người di cư về phía Bắc vẫn đang là một vấn đề căng thẳng trong những năm trở lại đây, đặc biệt là ở châu Âu. Khi dịch Covid-19 vừa lắng xuống, châu Âu lại tiếp tục phải đối mặt với vấn nạn người di cư tràn vào lục địa già.

Christian H. Kaelin, Chủ tịch Henley & Partners, đồng thời là người sáng tạo ra khái niệm chỉ số hộ chiếu, cho rằng việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn di cư có thể gây ra những hậu quả lớn. Ông nói thêm: "Nếu chúng ta muốn khởi động lại nền kinh tế toàn cầu, điều quan trọng là các quốc gia phát triển phải khuyến khích dòng người di cư vào bên trong, thay vì kiên trì giữ những hạn chế đã lỗi thời".

"Các quốc gia giàu tài nguyên cần phải bảo tồn nền kinh tế của họ trong tương lai, bằng cách thu hút và chào đón thế hệ sắp tới".

Khánh Hà - Nguồn: CNN (Ảnh: Internet)
RELATED ARTICLES