Những “tin không tức” chúng ta đã bỏ qua trong tâm dịch

14/10/2021

Bất ổn chính trị. Kinh tế bị tàn phá. Những hình ảnh thương tâm của nhân loại. Đại dịch tạo ra cả loạt tin tức tiêu cực hàng ngày. Nhưng trong suốt cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của gần một thế kỷ qua, cũng có những khoảnh khắc mang lại sự nhẹ nhõm, vui vẻ hoặc cảm xúc lạc quan cho mọi người.

1. Tốc độ phát triển vaccine nhanh chưa từng thấy

Thuốc bảo vệ chống lại Covid-19 đã được phát triển, thử nghiệm và đưa vào thực tiễn trong vòng chưa đầy một năm - một tốc độ chưa từng có trong lịch sử khoa học vaccine. Có thể nói, các nhà khoa học tại Pfizer Inc. và đối tác BioNTech SE, Moderna Inc., AstraZeneca Plc. và Đại học Oxford, cũng như Công ty TNHH Tập đoàn Sinopharm của Trung Quốc, đã làm việc quá sức để tạo ra vaccine phục vụ việc bảo vệ sức khỏe cho hàng tỷ người. Hơn nữa, thành công của Pfizer và Moderna trong việc sử dụng mRNA - vật liệu di truyền để biến đổi tế bào của cơ thể thành các "nhà máy" sản xuất vaccine, còn mang lại hy vọng phát triển các phương pháp điều trị hàng loạt căn bệnh nan y khác, bao gồm cả ung thư và bệnh tim.

Giám đốc Điều hành BioNTech Ugur Sahin (trái):

Giám đốc Điều hành BioNTech Ugur Sahin (trái): "Khả năng thành công của các loại vaccine khác cũng đang được tăng lên".

2. Thử nghiệm cuộc sống 4.0 một cách toàn diện

Mặc dù mọi việc bắt đầu không hề suôn sẻ - với những thách thức về việc chăm sóc trẻ em tại nhà, thời gian làm việc dài hơn, khả năng tiếp cận công nghệ hoặc Internet không đồng đều và căng thẳng tâm lý khi phải ở nhà quá nhiều - nhưng hàng trăm triệu người đã xoay sở để có thể thích nghi và làm việc, học tập từ xa trong gần một năm, giữ cho các ngân hàng, trường học, các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và thậm chí cả bệnh viện tiếp tục hoạt động ổn định trong 2 năm vừa qua. Việc chuyển đổi sang thế giới số triệt để cũng buộc nhân loại toàn cầu phải suy nghĩ lại về công việc và cuộc sống con người sẽ thay đổi như thế nào sau khi đại dịch lắng xuống, bao gồm: giờ giấc linh hoạt, ít đi làm hoặc đi công tác hơn, thời gian dành cho công việc và dành cho gia đình trong thời kỳ bình thường mới cũng trở nên linh hoạt hơn.

"Work from home" - xu hướng làm việc tại nhà được ưa chuộng trong thời gian này

3. Kích cầu kinh tế hàng nghìn tỷ đồng trên khắp thế giới

Không giống như phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hàng loạt chính phủ và ngân hàng trung ương đã chủ động mở ra nhiều gói hỗ trợ cho người lao động, trợ cấp người lao động để giúp đỡ nền kinh tế hơn bao giờ hết: hơn 20 nghìn tỷ đô la tiền hỗ trợ đã được chi ra và con số vẫn tiếp tục tăng. Ở một số quốc gia kinh tế phát triển như Pháp và Anh, điều đó đã giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp cũng như giữ cho thị trường nhà ở và các doanh nghiệp phát triển. Những người lạc quan cũng coi sự phục hồi kinh tế ổn định của Trung Quốc như một chỉ dẫn về hướng đi của phần còn lại trên thế giới trong những tháng tới.

4. Thiên nhiên được chữa lành

Sự sụp đổ của ngành du lịch và sản xuất đã tạo ra loạt vấn đề lớn về kinh tế cho nhiều quốc gia, nhưng cũng mang lại một khoảng dừng rất cần thiết cho môi trường. Ô nhiễm không khí đã giảm đáng kể, lên tới 65%, ở một số thành phố - nếu chỉ tính trong khoảng thời gian vài tháng đầu năm 2021. Rùa và cá voi quay trở lại các bãi biển hiện yên tĩnh của Thái Lan, cá heo hồng xuất hiện trở lại trên biển Đồ Sơn ở Việt Nam, khiến nhiều chính phủ phải xem xét đóng cửa các khu bảo tồn thiên nhiên trong vài tháng mỗi năm để bảo tồn trọn vẹn những đặc khu sinh thái tươi đẹp này.

Một chú chó tận hưởng đường phố vắng du khách, Ý

Một chú chó tận hưởng đường phố vắng du khách, Ý

Ở Hong Kong, những con cá heo hồng có nguy cơ tuyệt chủng đã quay trở lại với số lượng lớn hơn sau khi dịch vụ phà phục vụ du lịch sụt giảm. Thời điểm cao điểm của các vụ đóng cửa vào tháng 4, động vật xuất hiện trên các đường phố ở Tây Ban Nha, Chile và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, cho thấy các hệ sinh thái có thể nhanh chóng phục hồi khi sự hiện diện của con người giảm sút.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

5. Cuộc cách mạng của các nguồn nguyên liệu sạch

Nhu cầu sử dụng dầu thô giảm mạnh kể từ khi Covid-19 xuất hiện, điều này đã thúc đẩy nhân loại thay đổi xu hướng tư duy trong cách cung cấp năng lượng cho thế giới. Một số chuyên gia cho rằng thời kỳ dầu thô đã kết thúc. Một số nhà khai thác lưới điện chuyển sang năng lượng tái tạo ít tốn kém hơn như gió và mặt trời.

Trong 2 năm 2020 và 2021, doanh số bán của Tesla (một mẫu xe điện siêu rẻ) tăng mạnh, đó là một trong nhiều biểu hiện cho sự thành công của cuộc cách mạng chuyển đổi từ nguyên liệu thô sang sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch trên toàn cầu.

6. Cả thế giới rồi sẽ xanh trở lại

Sau khi chứng kiến sự hồi phục thần kỳ của tự nhiên giữa đại dịch Covid-19, quốc gia gây ô nhiễm hàng đầu thế giới, Trung Quốc, đã tuyên bố sẽ cắt giảm lượng khí thải carbon xuống 0 vào năm 2060, khiến Nhật Bản và Hàn Quốc đưa ra cam kết tương tự.

Ấn Độ - một trong những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới, từng đưa ra Chương trình Không khí Sạch Quốc gia 2019 (National Clean Air Programme) để khắc phục tình trạng ô nhiễm.

Ấn Độ - một trong những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới, từng đưa ra Chương trình Không khí Sạch Quốc gia 2019 (National Clean Air Programme) để khắc phục tình trạng ô nhiễm.

Hàng chục thành phố, tiểu bang và quốc gia đã đặt mục tiêu loại bỏ dần doanh số bán ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch mới. Các ngân hàng lớn của Hoa Kỳ đã hứa sẽ ngừng tài trợ cho các dự án thăm dò dầu khí ở vùng Bắc Cực. Ngay cả BlackRock, nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới, cho biết họ sẽ đặt vấn đề khí hậu làm trọng tâm trong chiến lược đầu tư của mình. Thời gian sẽ cho biết liệu tất cả những sáng kiến này có dẫn đến thay đổi lâu dài hay không, nhưng rõ ràng đây là một trong những cột mốc quan trọng của nhân loại trong hành trình giúp Trái Đất xanh trở lại.

7. Công nghệ kết nối cả nhân loại?

Hãy tưởng tượng một cuộc sống bí bách giữa những đợt cách ly, nhưng không có công nghệ giúp chúng ta kết nối. Điều đó sẽ thật là kinh khủng. Trong thời kỳ Covid-19 hoành hành, nhiều thế hệ (từ người trẻ đến già) đã trau dồi kỹ năng nấu nướng tại nhà và chia sẻ chúng trên các nền tảng như Instagram, Facebook, YouTube, TikTok.. Người dùng Internet tham gia vào các chuyến thám hiểm ảo hoặc hội tụ trên một hòn đảo nhiệt đới trong trò chơi nhiều người chơi “Animal Crossing”, hay cùng nhau chia sẻ những cảm xúc lẫn lộn với nhiều series phim nổi bật. Trong khi con người ở trong nhà, máy bay không người lái và robot tự động cũng được triển khai để cung cấp vật tư y tế khẩn cấp, hàng tạp hóa và đồ cứu trợ cho cả triệu người.

TikTok!

TikTok!

8. Hàng triệu khám phá khoa học mới được công bố

Năm nay, không chỉ có vaccine gây ra sự phấn khích trong giới khoa học. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một loại thuốc kháng sinh có thể điều trị cả mụn trứng cá ở người và bệnh nấm ở loài gấu túi Koala. Các nhà khảo cổ thì tìm được bằng chứng về rừng nhiệt đới ở Nam Cực thời tiền sử, cùng một ngôi mộ lớn ở Ai Cập với niên đại lên tới 2.500 năm tuổi chứa xác ướp và kho báu. Các nhà sinh học tìm ra cách sử dụng thuật toán để giải quyết khả năng bệnh xâm nhập tế bào, và thậm chí các nhà vật lý vũ trụ tại NASA còn tìm được dấu hiệu của sự sống trong các đám mây tẩm axit ở mãi tận… Sao Kim.

9. Nobel, hòa bình và nhân loại

Vừa qua, hai nhà báo Maria Ressa và Dmitri A. Muratov đã được trao giải Nobel Hòa bình vì “can đảm đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Philippines và Nga”. Cô Ressa, với công việc chống lại những thông tin sai lệch, luôn là một cái gai trong mắt những thành viên thuộc Đảng ủng hộ Tổng thống Rodrigo Duterte - vị Tổng thống độc tài của đất nước Philippines. Còn ông Muratov đã bảo vệ quyền tự do ngôn luận ở Nga trong nhiều thập kỷ, làm việc trong những điều kiện hết sức khó khăn.

Việc trao giải thưởng Nobel danh giá cho hai nhà báo còn như một cách hình tượng hóa những hành động mà Ủy ban Nobel đã làm từ tháng 4 năm nay, đó là: mỗi tuần vào thứ Sáu, họ sẽ thả một chú chim bồ câu trắng mang tên "Tin tức tốt trong tuần" từ trụ sở của Ủy ban Nobel.

Tranh minh họa 2 nhà báo chiến thắng giải Nobel Hòa bình 2021

Tranh minh họa 2 nhà báo chiến thắng giải Nobel Hòa bình 2021

Năm nay, Ủy ban Nobel cũng trao giải Nobel Kinh tế đầu tiên dành cho số đông. Những người đoạt giải - David Card, Joshua Angrist và Guido Imbens - cung cấp cho chúng ta những hiểu biết mới về thị trường lao động, và chỉ ra những kết luận nào về nguyên nhân và kết quả có thể được rút ra từ các thí nghiệm tự nhiên. Cách tiếp cận của họ đã lan rộng sang các lĩnh vực khác và cách mạng hóa nghiên cứu thực nghiệm.

Nhiều câu hỏi lớn trong khoa học xã hội đều liên quan đến nguyên nhân và kết quả. Nhập cư ảnh hưởng đến mức lương và việc làm như thế nào? Học lâu hơn ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập trong tương lai của một cá nhân? Những câu hỏi này rất khó trả lời, vì chúng ta không có cơ sở gì để so sánh. Tuy nhiên, người đạt giải Nobel Kinh tế năm nay đã chỉ ra rằng, có thể trả lời những câu hỏi này và những câu hỏi tương tự bằng cách sử dụng các thí nghiệm tự nhiên.

Chìa khóa là sử dụng các tình huống trong đó có các sự kiện ngẫu nhiên, hoặc thay đổi chính sách dẫn đến việc các nhóm người được đối xử khác nhau, theo cách giống với các thử nghiệm lâm sàng trong y học. Bằng sử dụng thí nghiệm tự nhiên, David Card phân tích các tác động trên thị trường lao động của mức lương tối thiểu, nhập cư và giáo dục. Các nghiên cứu của ông từ đầu những năm 1990 đã thách thức trí tuệ thông thường, dẫn đến những phân tích mới và những hiểu biết bổ sung về những vấn đề tưởng chừng rất cơ bản của xã hội loài người. Kết quả cho thấy, tăng lương tối thiểu không nhất thiết dẫn đến ít việc làm hơn. Giờ đây chúng ta được biết rằng, thu nhập của những người sinh ra ở một quốc gia có thể được hưởng lợi từ việc nhập cư mới, trong khi những người nhập cư sớm hơn có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Học sinh tham gia lớp học tiếng Pháp tại một trường học ở Ghana.

Học sinh tham gia lớp học tiếng Pháp tại một trường học ở Ghana.

Từ nghiên cứu của Card, các nhà lập pháp cũng nhận ra rằng nguồn lực trong trường học quan trọng hơn rất nhiều đối với sự thành công trên thị trường lao động trong tương lai của học sinh - so với những gì chúng ta nghĩ trước đây. Điều này giúp mở ra cả một vùng trời nghiên cứu mới và những lối thoát mới cho những quốc gia muốn thoát nghèo nói riêng, và người lao động với thu nhập thấp trên khắp thế giới nói chung.

C.B. (Ảnh: Internet)
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES