Một Sapa "lạc lõng"

03/12/2019

Những câu chuyện về phát triển đang diễn ra ở Sa Pa, nhưng bên cạnh những điều đáng mừng, nó còn là nỗi lo về một vùng đất đang bị đánh mất đi phần nào bản sắc văn hóa của mình.

Vừa qua một travel blogger người Úc, chủ nhân của blog Family Globetrotters đã đăng tải một bài viết về 10 địa điểm du lịch đáng thất vọng nhất trên thế giới. Trong số đó, Sa Pa Việt Nam được đưa ra đầu tiên.

Sa Pa từ xưa đã thu hút du khách quốc tế bởi không khí trong lành, thiên nhiên hùng vĩ...

Sa Pa từ xưa đã thu hút du khách quốc tế bởi không khí trong lành, thiên nhiên hùng vĩ...

"Chúng tôi không khuyến khích bạn bỏ qua những địa điểm này, nhưng chúng tôi muốn giảm bớt sự thất vọng của bạn. Khi đến Sa Pa, tôi đã phải đối mặt với một thị trấn đang phát triển theo hướng lộn xộn. Trong thâm tâm mình, tôi hiểu những khách du lịch như tôi đã góp phần vào tình trạng này” Amy Chung - chủ nhân của blog nói về mục đích của bài viết.

Và Sa Pa ngày nay - nơi du khách

Và Sa Pa ngày nay - nơi du khách "lạc lõng" giữa những máy xúc, máy ủi

Trong con mắt của blogger này, Sa Pa hiện lên như một thị trấn chật chội, các dự án phát triển hỗn loạn, nhà hàng hét giá cao và người bản địa luôn tìm cách chèo kéo khách du lịch mua đồ lưu niệm.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty
Empty

Thật vậy, nếu bất kỳ ai đã từng đặt chân qua Sa Pa cách đây 10 năm hoặc thậm chí chỉ là 5 năm thôi, chắc hẳn sẽ thấy Sa Pa bây giờ thật xa lạ. Từ năm 2016, Sa Pa điều chỉnh địa giới hành chính diện tích tăng lên gấp đôi khoảng 5.500 ha, trong đó bao gồm toàn bộ thị trấn Sa Pa, một phần xã Lao Chải, Sa Pả và San Sả Hồ. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Sa Pa. Từ đó, nhiều dự án khách sạn, khu giải trí, nhà hàng cũng được đầu tư xây dựng. Và đến khi Sa Pa có hệ thống cáp treo lên đỉnh Fansipan và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào sử dụng, du lịch đã phát triển rất mạnh mẽ. Doanh thu có năm lên đến 1.500 tỷ đồng/năm và dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương.

Những hình ảnh hứa hẹn của chủ dự án về một tương lai

Những hình ảnh hứa hẹn của chủ dự án về một tương lai "hùng vĩ, trong xanh" của Sa Pa đối lập với thực tại ô nhiễm, ngổn ngang của vùng đất

Thế nhưng, mặt trái của sự phát triển du lịch là một Sa Pa hiện tại đang trở nên quá tải, biến dạng về mọi mặt. Sa Pa bây giờ là thành quả của sự phát triển chóng mặt mà không thấy bóng dáng của chuyện quy hoạch tổng thể, về cả kinh tế lẫn văn hóa. Nó tạo nên một thị trấn hỗn loạn của khói bụi, máy xúc máy ủi ầm ầm, của công trường thi nhau xây những tòa nhà nguy nga tráng lệ phong cách hiện đại đầy lạ lẫm.

Sa Pa từng mang một vẻ mộng mơ với những lớp sương khói bao phủ...

Sa Pa từng mang một vẻ mộng mơ với những lớp sương khói bao phủ...

Nhưng ngày nay, làn sương ấy nhường chỗ cho khói bụi

Nhưng ngày nay, làn sương ấy nhường chỗ cho khói bụi

Những thông tin như: “Sa Pa thiếu nước sinh hoạt”, “Sa Pa khuyến khích người dân lấy đất trồng lúa để phục vụ du lịch”... thật sự lạ lẫm, thật sự bàng hoàng. Bởi nó là việc trước nay chưa từng có - hệ quả của việc phát triển tràn làn, đến mức phương hại đến bản sắc và văn hóa của vùng đất này.

Sa Pa trở nên hiện đại, nhiều màu sắc, kéo theo hệ quả là sự đông đúc và bản sắc văn hóa dần mai một

Sa Pa trở nên hiện đại, nhiều màu sắc, kéo theo hệ quả là sự đông đúc và bản sắc văn hóa dần mai một

Liệu 10 năm nữa, Sa Pa có cần những ngôi nhà phong cách phương Tây để du khách phương Tây đến ngắm nhìn, Sa Pa có cần những cửa hàng cửa hiệu bày bán những thứ tơ lụa được đem đến từ một vùng đất xa lạ? Và liệu Sa Pa có còn là Sa Pa khi người Mông đang cùng nhau ào ra phố bán những thứ đồ Trung Quốc rẻ cả về giá thành lẫn văn hóa, chứ không còn ở nhà dệt vải lanh thô và không còn lên nương làm rãy…

Vẻ đẹp thanh bình có còn ở lại cùng Sa Pa?

Vẻ đẹp thanh bình có còn ở lại cùng Sa Pa?

My Tống
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES