Mục sở thị thực cảnh bộ phim "Đất rừng phương Nam" tại rừng tràm Trà Sư

21/10/2023

Trong những khung cảnh gây ấn tượng của bộ phim "Đất rừng phương Nam", bối cảnh chợ nổi miền Tây xưa được tái hiện tại rừng tràm Trà Sư, An Giang. Điều này thu hút không ít lượng khách du lịch đổ bộ về đây tò mò, khám phá tường tận vẻ đẹp của miền sông nước.

Bộ phim "Đất rừng phương Nam" hiện đang làm mưa làm gió trở thành tâm điểm thu hút nhiều khán giả những ngày qua. "Đất rừng phương Nam" phiên bản điện ảnh do đạo diễn Nguyễn Quang Dũng sản xuất dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi với kinh phí đầu tư lên tới 40 tỷ đồng và gây sốt ngay khi ra rạp.

Được biết, đoàn phim đã trải qua hơn 48 ngày quay chính thức tại 45 bối cảnh trải dài khắp các tỉnh miền Tây như: An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long Xuyên, Đồng Nai. Rừng tràm Trà Sư, An Giang được chọn là nơi quay cảnh đầu tiên của phim "Đất rừng phương Nam", huy động hơn 300 diễn viên quần chúng và đóng hơn 50 chiếc thuyền gỗ tại nhà xưởng ở Đồng Tháp để tái hiện xóm chợ nổi những năm 1920.

Một trong những thước phim gây ấn tượng trong trailer Đất rừng phương Nam là bối cảnh chợ nổi miền Tây xưa được nhà sản xuất tái hiện tại rừng tràm Trà Sư (An Giang)

Một trong những thước phim gây ấn tượng trong trailer Đất rừng phương Nam là bối cảnh chợ nổi miền Tây xưa được nhà sản xuất tái hiện tại rừng tràm Trà Sư (An Giang)

Cây cầu gỗ nối hai bên bờ sông trong đại cảnh chợ nổi được sử dụng trong bộ phim

Cây cầu gỗ nối hai bên bờ sông trong đại cảnh chợ nổi được sử dụng trong bộ phim

Hướng dẫn viên Lý Thiện Phong (TikToker Đi cùng Phong) cho biết: "Đoàn làm phim 'Đất rừng phương Nam' lựa chọn quay tại Trà Sư thu hút đông đảo người dân nơi đây đến đăng kí để trở thành diễn viên quần chúng. Khu vực bối cảnh trong phim tại Trà Sư cũng tạo sự chú ý cho nhiều du khách bởi sự độc đáo. Việc để lại bối cảnh của bộ phim hy vọng trong thời gian tới sẽ ngày càng thu hút lượng khách tham quan".

Thông tin từ Ban quản lý rừng tràm Trà Sư cho biết thêm, để thiết kế đại cảnh chợ nổi, đoàn làm phim đã xuống khảo sát trước nhiều tháng. Hơn 20 nhân công địa phương phải làm việc xuyên suốt 60 ngày trước khi bấm máy.

Xóm chợ nổi hiện lên với không khí sinh hoạt tấp nập của người dân, hàng chục chiếc ghe thuyền trên hệ thống kênh rạch chằng chịt. Ở phía trên là những hiệu buôn, tiệm ăn với biển hiệu vẽ tay hoài cổ...

Xóm chợ nổi hiện lên với không khí sinh hoạt tấp nập của người dân, hàng chục chiếc ghe thuyền trên hệ thống kênh rạch chằng chịt. Ở phía trên là những hiệu buôn, tiệm ăn với biển hiệu vẽ tay hoài cổ...

Cảnh quay tái hiện chợ nổi đặc trưng của miền Tây Nam Bộ vào thập niên 1920

Cảnh quay tái hiện chợ nổi đặc trưng của miền Tây Nam Bộ vào thập niên 1920

Ngắm những hình ảnh hậu trường, đoàn phim đã dựng lên một chợ nổi đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Hàng chục ghe thuyền giao thương tấp nập, hai bên bờ là những hiệu buôn, tiệm ăn, cổng chợ bề thế với biển hiệu của các cửa tiệm được vẽ tay mang nét cổ xưa như “Tiệm vàng - cầm đồ Kim Sang”, "Hiệu buôn vải Vĩnh Tường"... Sau khi kết thúc cảnh quay bộ phim, các căn nhà lá, gian hàng, biển hiệu đạo cụ của phim vẫn được giữ nguyên trạng phân cảnh để du khách tới tham quan, chụp hình, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Trà Sư đến du khách trong nước và bạn bè quốc tế.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty
Bà con miền Tây đa phần sử dụng thuyền nhựa thay vì thuyền gỗ. Chính vì vậy, để không mất thời gian tìm kiếm, ekip đoàn phim

Bà con miền Tây đa phần sử dụng thuyền nhựa thay vì thuyền gỗ. Chính vì vậy, để không mất thời gian tìm kiếm, ekip đoàn phim "Đất rừng phương Nam" chọn đóng thuyền mới, sau đó chất lên ghe lớn, chở về rừng tràm Trà Sư làm đạo cụ

Rừng tràm Trà Sư có diện tích khoảng 845 ha, nằm tại xã Vĩnh Trung, xã Văn Giáo của huyện Tịnh Biên huyện An Giang, cách trung tâm thành phố Châu Đốc 30 km. Nơi đây được biết đến là địa điểm trải nghiệm du lịch khám phá đồng bằng sông Cửu Long không thể bỏ qua khi đến vùng đất An Giang. Rừng tràm Trà Sư ban đầu vốn chỉ là một khu rừng trồng trên vùng đất có hệ sinh thái bán tự nhiên từ năm 1983. Có thể nói khung cảnh nơi đây là một lát cắt sinh động tượng trưng cho đất rừng phương Nam.

Rừng tràm Trà Sư cách TP Châu Đốc khoảng 30 km, được trồng theo mô hình hệ sinh thái của vùng ngập nước phía tây sông Hậu

Rừng tràm Trà Sư cách TP Châu Đốc khoảng 30 km, được trồng theo mô hình hệ sinh thái của vùng ngập nước phía tây sông Hậu

Khu rừng này được quy hoạch nhằm mục đích để ngăn lũ, thay chua rửa phèn cho khu vực đầu nguồn kênh thủy lợi bên sông Hậu. Cây tràm sau khi phát triển tốt mở quy mô rộng lớn, cùng hệ sinh thái đa dạng và phong phú, rừng tràm Trà Sư trở thành ốc đảo xanh, nơi cư ngụ của các loại thực vật, động vật đặc hữu của Tây Nam Bộ. Hiện nay, rừng tràm Trà Sư hoạt động như một khu du lịch sinh thái và là điểm đến không thể bỏ qua khi khách du lịch muốn hiểu hơn về miền Tây sông nước, yêu thích không gian xanh và muốn hòa mình vào thiên nhiên.

Du khách đến đây sẽ có dịp hòa mình vào không gian thiên nhiên rợp bóng cây, khám phá hàng loạt loài chim nước, động vật quý hiếm...

Du khách đến đây sẽ có dịp hòa mình vào không gian thiên nhiên rợp bóng cây, khám phá hàng loạt loài chim nước, động vật quý hiếm...

Empty
Empty
Di chuyển vào sâu bên trong khu rừng, khách du lịch không khỏi choáng ngợp với không gian xanh mướt hiện ra như bức tranh cổ tích

Di chuyển vào sâu bên trong khu rừng, khách du lịch không khỏi choáng ngợp với không gian xanh mướt hiện ra như bức tranh cổ tích

Đi sâu vào bên trong tham quan rừng tràm Trà Sư, du khách được trải nghiệm đi xuồng gắn máy hoặc xuồng chèo tay vào sâu rừng tràm, chiêm ngưỡng vườn chim, thảm bèo tây lớn, thảm hoa sen... Đặc biệt, du khách sẽ ngạc nhiên bởi tận mắt nhìn thấy nhiều loại động, thực vật lưỡng cư sinh sống trong rừng tràm như các loài thủy sinh vật, chim, cá nước… Được biết nơi đây có khoảng 140 loài thực vật, với diện tích được tràm gần như bao phủ. Chính vì điều đó, bạn sẽ không khó để bắt gặp cảnh những đàn chim nối cánh bay lên giữa đồng nước mênh mông, hoặc ngọn tràm có loài chim đang đậu, hình ảnh cánh cò trắng sà xuống mặt nước kiếm ăn, vô cùng đẹp dù chỉ trong khoảnh khắc.

Sự đa dạng và phong phú về tài nguyên khiến rừng tràm Trà Sư trở thành điểm đến lý tưởng đối với những người đam mê khám phá thiên nhiên hoang dã.

Cây cầu tre xuyên rừng tràm Trà Sư được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận dài nhất Việt Nam, với tổng chiều dài 10 km

Cây cầu tre xuyên rừng tràm Trà Sư được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận dài nhất Việt Nam, với tổng chiều dài 10 km

Để tham quan rừng tràm Trà Sư, du khách sẽ có lựa chọn di chuyển bằng xuồng máy, xuồng chèo tay đi dọc rừng tràm, đồng thời người lái sẽ giới thiệu các điểm hay độc lạ chỉ nơi đây mới có. Giá vé là 50.000/khách mỗi loại xuồng. Với xuồng máy chở được 14-16 người, xuồng chèo tay chở được 3 người.

Ngồi trên xuồng, nhẹ nhàng băng qua khung cảnh thiên nhiên trên mặt hồ yên ả, rời xa nhịp sống phố thị ồn ào, hòa vào tiếng chim líu lo vọng ra từ vòm tràm hai bên, tiếng mái chèo nhẹ khua mặt nước, chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy thư thái và đang lạc trôi vào xứ sở thần tiên.

Empty
Xuyên suốt chuyến đi, du khách có thể ngắm cảnh, thoải mái ngồi ở đầu xuồng để cảm nhận sự mát mẻ, thư thái, quan sát các loài chim muông như: le le, cò, cồng cọc, bìm bịp... và thủy sinh vật đa dạng nơi đây, trải nghiệm không gian rừng ngập nước

Xuyên suốt chuyến đi, du khách có thể ngắm cảnh, thoải mái ngồi ở đầu xuồng để cảm nhận sự mát mẻ, thư thái, quan sát các loài chim muông như: le le, cò, cồng cọc, bìm bịp... và thủy sinh vật đa dạng nơi đây, trải nghiệm không gian rừng ngập nước

Có khoảng 400 con chim bồ câu được nuôi thả trong rừng nên được gọi là

Có khoảng 400 con chim bồ câu được nuôi thả trong rừng nên được gọi là "thành phố bồ câu"

Thời điểm đẹp nhất để đến rừng tràm Trà Sư là vào mùa nước nổi từ tháng 8 đến tháng 11. Dường như, lúc này rừng tràm cũng đặc biệt xanh hơn, nước về với các cánh bèo cám phủ xanh bề mặt, khi đi thuyền bạn sẽ cảm giác như đang lướt qua một thảm nhung vô cùng êm nhẹ và cực kỳ thích thú. Rừng tràm Trà Sư mở cửa vào lúc 5 giờ sáng và đóng cửa vào lúc 9 giờ tối. Vé vào cửa tham quan cho mỗi du khách là 100.000 đồng/khách.

Năm 2020, Trà Sư được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất ở Việt Nam để du lịch vào mùa nước nổi. Mỗi ngày, khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư đón tiếp đông đảo lượt khách nội địa và quốc tế đến tham quan trải nghiệm.

Với cơn sốt của phim điện ảnh

Với cơn sốt của phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam", rừng tràm Trà Sư đang thu hút lượng lớn du khách quan tâm tìm hiểu, đặt tour tham quan trải nghiệm

Bài và ảnh: Phương Thảo
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES