Người giữ hồn cho nghề dệt truyền thống

20/12/2019

Những kỹ thuật dệt may có lịch sử hàng thế kỷ của người Việt đang được hồi sinh và khoác lên màu sắc mới nhờ vào Thảo Vũ - nhà thiết kế thời trang và là người sáng lập nhãn hiệu thời trang Kilomet109.

Là một trong những cái tên tiên phong đi theo xu hướng thời trang “chậm”, Thảo Vũ - nhà thiết kế thời trang và người sáng lập Kilomet109 - đã tạo nên những tác phẩm ứng dụng nhiều kỹ thuật may vá truyền thống có lịch sử hàng thế kỷ của người Việt nhưng hiện đang đứng trước ngưỡng của sự mai một.

Chân dung Thảo Vũ - người sáng lập nhãn hiệu thời trang sinh thái Kilomet109

Chân dung Thảo Vũ - người sáng lập nhãn hiệu thời trang sinh thái Kilomet109

Các bộ sưu tập thời trang của Thảo Vũ mang giá trị đạo đức và ý thức sinh thái rõ rệt khi được làm 100% từ các vật liệu tự nhiên như các loại hạt, gỗ, bông, cây gai dầu, trái cây. Đối với cô, sự sang trọng luôn đi cùng yếu tố thân thiện với môi trường. “Chúng tôi tự phát triển hầu hết các nguyên liệu thô, sau đó tiến hành dệt, nhuộm và thiết kế. Đây là một chu trình hoàn chỉnh”, cô giải thích.

Các trang phục được làm 100% từ các vật liệu tự nhiên (ảnh: Nic Shonfeld)

Các trang phục được làm 100% từ các vật liệu tự nhiên (ảnh: Nic Shonfeld)

Sau khi tốt nghiệp trường thiết kế, Thảo Vũ bắt đầu cuộc hành trình khám phá quê hương và gặp gỡ người bản địa tại các làng quê Việt Nam. Ở đó, cô đã khám phá được kỹ thuật sử dụng cây chàm để tạo ra thuốc nhuộm màu đỏ tươi cho vải.

Empty
Empty
Ảnh: Kilomet109

Ảnh: Kilomet109

Hơn 7 năm trước, cô bắt đầu làm việc với những phụ nữ ở Cao Bằng trong một ngôi làng hẻo lánh ở vùng núi phía bắc. Ngôi làng này đã trở thành nơi sáng tạo của cô, nơi cô phát triển và sản xuất thuốc nhuộm và vải tự nhiên cho Kilomet109, từ đó sáng tạo ra dòng quần áo mang đậm ý thức sinh thái như hiện nay.

Ảnh: Nic Shonfeld

Ảnh: Nic Shonfeld

Đối với Thảo Vũ, người cha làm trong lĩnh vực ngoại giao là người đã có những tác động lớn đến niềm đam mê nghệ thuật và du lịch của cô. “Lắng nghe những câu chuyện du lịch từ cha đã khơi dậy niềm đam mê tìm hiểu thêm về các nền văn hóa khác trong tôi. Cha tôi yêu thích sự khéo léo của người nghệ nhân và khuyến khích tôi khám phá những khía cạnh mới về thời trang để biết trân trọng cái đẹp”, cô nói.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Kể từ khi sáng lập Kilomet109, Thảo Vũ đã hợp tác với 45 nghệ nhân từ năm nhóm dân tộc thiểu số Bắc Việt, học hỏi không chỉ nhuộm chàm và nhuộm mun, mà còn in ấn và in batik. Hiện giờ, cô đang hợp tác với các gia đình làm lụa ở miền Trung và miền Nam Việt Nam.

“Tôi học được rất nhiều điều thú vị khác bên cạnh việc làm đồ dệt. Tôi được tìm hiểu thêm về địa điểm, con người, văn hóa địa phương. Mỗi cộng đồng không chỉ có duy nhất một kỹ thuật hay một kiểu dệt mà họ có rất nhiều kỹ thuật khác nhau. Học hỏi từ những người đó thực sự là một món quà đối với người đánh giá cao văn hóa dệt may như tôi”, cô cho biết.

Ảnh: Vũ Bảo Khánh

Ảnh: Vũ Bảo Khánh

Điều thú vị là trong những chặng hành trình dài hàng trăm kilomet để đến thăm những ngôi làng xa xôi, Thảo Vũ đã nảy ra cái tên Kilomet109, cũng là khoảng cách giữa quê hương của cô và Hà Nội - nơi cô đã mở cửa hàng đầu tiên của mình.

Empty
Empty
Empty
Empty

Thừa nhận rằng sản xuất quần áo thân thiện với môi trường bằng vật liệu tự nhiên hoặc làm việc với thợ dệt truyền thống không phải là việc làm mang tính cá biệt nhưng Thảo Vũ khẳng định: "Tôi không phải là người đầu tiên ở Việt Nam hoặc trên thế giới cố gắng làm việc với các cộng đồng hoặc sử dụng các phương pháp cũ để tạo ra một cái gì đó mới. Nhưng tôi là người đầu tiên thay đổi những gì tồn tại ở Việt Nam”.

Empty
Empty

Cô đã phải mất nhiều năm để xây dựng mối quan hệ và niềm tin với các cộng đồng nghệ nhân. Riêng việc thuyết phục các thợ thủ công địa phương tránh xa màu đen và màu chàm truyền thống cũng tiêu tốn của cô vài năm trời. "Tin tưởng ở đây không phải là về tiền. Đó là việc chia sẻ tầm nhìn của tôi về việc sử dụng hàng dệt may cho các sản phẩm thực sự".

Cuối cùng, nỗ lực đã được đền đáp. Thảo Vũ đã thành công trong việc sử dụng các kỹ thuật dệt may cổ xưa và ứng dụng vào thời trang đương đại, đảm bảo cả hai yếu tố chất lượng và hợp thời trang. "Với mỗi bộ sưu tập mới, tôi cố gắng áp dụng một hoặc hai kỹ thuật mới và giới thiệu một hoặc hai cộng đồng mới tới công chúng", cô chia sẻ. "Tôi muốn những người mặc quần áo của mình không chỉ biết về sản phẩm mà còn hiểu cả câu chuyện làm sao để tạo nên nó".

Ảnh: Nic Shonfeld

Ảnh: Nic Shonfeld

Để giới thiệu nghề dệt của dân tộc Việt Nam với thế giới, Thảo Vũ đã ra mắt bộ sưu tập mang thương hiệu Kilomet109 của mình tại Hành trình Thời trang Elle năm 2017, sau đó là triển lãm tại London Design Biennale 2018. Cô cũng được Hội đồng Anh trao giải thưởng Doanh nhân Sáng tạo Trẻ về Thời trang & Thiết kế. “Tôi luôn thích trình bày tác phẩm của mình dưới dạng triển lãm để có thể kể câu chuyện thú vị đằng sau quá trình sáng tạo, để những người không đến từ Việt Nam sẽ có một nhìn vào bao quát về đất nước thông qua các tác phẩm của mình. Và điều này thực sự là một đặc ân đối với tôi”, cô nói.

k109_ns2019_DSCF3213
Ảnh: Nic Shonfeld

Ảnh: Nic Shonfeld

Dòng sản phẩm của cô hiện đang có mặt trong các cửa hàng ở Đức và Bồ Đào Nha, và được bán trực tuyến bởi các cửa hàng thời trang “chậm” ở Bangkok và Los Angeles. “Điều khiến tôi thích thú với công việc của mình chính là sự hợp tác, không chỉ với cộng đồng và nghệ nhân, mà còn với các nghệ sĩ và cộng đồng sáng tạo khác ngoài Việt Nam. Tôi thích nói với mọi người về văn hóa của mình trong bối cảnh hiện đại”.

Hannah Nguyễn - Nguồn: NCA
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES