Forever 21 chính thức phá sản

01/10/2019

Hãng thời trang cho giới trẻ Forever 21 đã gửi thư tới đông đảo khách hàng vào hôm chủ nhật (27/9) để thông báo: Forever 21 Inc. đã tự nguyện nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

Ngày 29/9 vừa qua, thương hiệu bán lẻ thời trang Forever 21 cho biết đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 và sẽ đóng cửa trên 170 trong chuỗi hơn 800 cửa hàng nhằm tái cấu trúc mảng kinh doanh. Công ty này cũng đã nhận một vài khoản trợ cấp vốn gồm 275 triệu USD từ ngân hàng JPMorgan Chasse và 75 triệu USD từ một quỹ mới là TPG Sixth Street Partners.

Tuy nhiên, nhà bán lẻ có trụ sở tại California khẳng định việc đệ đơn phá sản không có nghĩa là họ sẽ rời bỏ thị trường Mỹ.

Empty

"Trái lại, đệ đơn xin bảo hộ phá sản là một bước đi có chủ ý và đúng đắn cho tương lai của công ty...", trích lá thư gửi tới khách hàng của Forever 21.

"Đây là bước đi quan trọng và cần thiết để đảm bảo tương lai của Forever 21, điều này sẽ cho chúng tôi cơ hội tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, tái định vị thương hiệu", Linda Chang, Phó Chủ tịch Điều hành của Forever 21 cho biết.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Hai vợ chồng đồng sáng lập Forever 21 - Jin Sook và Do Won Chang

Hai vợ chồng đồng sáng lập Forever 21 - Jin Sook và Do Won Chang

Chang cho biết, công ty đã mở rộng quá nhanh - phủ sóng 47 quốc gia chỉ trong chưa đầy 6 năm và vô tình gây ra sự "phức tạp về lợi nhuận và quản lý". Ngoài ra, sự thay đổi nhanh chóng của công nghiệp bán lẻ cũng như sự trỗi dậy của thương mại điện tử đã khiến doanh nghiệp này đối mặt với nhiều khó khăn.

Forever 21 thành lập năm 1984, bởi hai vợ chồng Jin Sook và Do Won Chang. Chuỗi cửa hàng này nhanh chóng mở rộng ra khắp các trung tâm mua sắm, chủ yếu phục vụ khách hàng nữ trẻ tuổi với sản phẩm thời trang cơ bản, bình dân. Đến nay, họ đã có hơn 800 cửa hàng tại Mỹ, châu Âu, châu Á và Mỹ Latin.

Empty

Forever 21 cung cấp các mặt hàng thời trang, phụ kiện theo xu hướng mới nhất và bán giá rẻ. Đối tượng chính của hãng là giới trẻ, yêu chuộng mẫu mã đẹp, trẻ trung và thịnh hành. Kể từ khi ra đời, hãng liên tục tăng trưởng mạnh mẽ và mở rộng thị trường ra toàn cầu.

Tuy nhiên vài năm gần đây, thương hiệu thời trang Forever 21 rơi vào tình trạng khó khăn. Hoạt động kinh doanh tại các trung tâm thương mại vô cùng ảm đạm. Doanh số bán hàng sụt giảm nhưng chi phí thuê mặt bằng ở trung tâm thương mại đắt đỏ khiến hãng rơi vào bế tắc. Cùng với đó, thương mại điện tử phát triển khiến hãng phải cạnh tranh gay gắt với những thương hiệu kinh doanh trực tuyến.

Trên thực tế, thông tin Forever 21 đứng trước nguy cơ phá sản đã rộ lên từ 1 năm trước, khi công ty này thuê một nhóm các nhà tư vấn tài chính để tìm hướng tái cấu trúc thương hiệu.

Forever 21 hiện vẫn thuộc sở hữu của các nhà đồng sáng lập. Theo Forbes, Won và Chang hiện có tài sản 1,5 tỷ USD. Forever 21 có doanh thu hàng năm 3,4 tỷ USD với 30.000 nhân viên.

Forever 21 hiện vẫn thuộc sở hữu của các nhà đồng sáng lập. Theo Forbes, Won và Chang hiện có tài sản 1,5 tỷ USD. Forever 21 có doanh thu hàng năm 3,4 tỷ USD với 30.000 nhân viên.

Quyết định cuối cùng về việc cửa hàng nào trong nước sẽ bị đóng còn phụ thuộc vào quá trình thương thảo với chủ mặt bằng. "Chúng tôi hy vọng phần lớn cửa hàng sẽ vẫn mở cửa hoạt động như bình thường và không muốn rời bỏ bất kỳ thị trường lớn nào tại Mỹ", theo thông báo của công ty. Ngoài ra, tuy có có kế hoạch đóng cửa hầu hết các chi nhánh quốc tế ở châu Á, châu Âu nhưng công ty vẫn sẽ tiếp tục hoạt động ở Mỹ, Mexico và khu vực Mỹ Latin.

Kể từ đầu năm 2017, hơn 20 nhà bán lẻ ở Mỹ, bao gồm Sears Holdings Corp và Toys 'R' Us, đã nộp đơn xin phá sản, chịu thua cuộc cạnh tranh thương mại điện tử khốc liệt từ Amazon. Giữa tháng 5/2019, Arcadia Group, công ty mẹ của Topshop và Topman (Anh), cũng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ. Các hãng thời trang nhanh khác như H&M cũng đang vật lộn với khó khăn khi lợi nhuận giảm, giá cổ phiếu sụt một nửa trong bốn năm qua.

Phương Anh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES