150 thương hiệu thời trang cao cấp ký cam kết khí hậu tại Hội nghị G7

04/09/2019

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Pháp vừa qua, 32 công ty sở hữu 150 thương hiệu thời trang có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn cầu đã cùng ký một bản cam kết khí hậu nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của ngành công nghiệp thời trang tới môi trường, hướng tới mục đích bảo vệ đa dạng sinh học và đại dương.

Tại cuộc Hội nghị Thượng đỉnh G7 (được tổ chức tại thị trấn Biarritz, Pháp vào cuối tháng 8 vừa qua), 32 công ty sở hữu 150 thương hiệu thời trang cao cấp có sức ảnh hưởng lớn trên toàn cầu đã cùng kí một bản cam kết khí hậu, hứa hẹn giảm thiểu tác động tiêu cực của ngành thời trang đối với vấn đề ô nhiễm môi trường.

Lãnh đạo các thương hiệu thời trang kí cam kết

Lãnh đạo các thương hiệu thời trang kí cam kết "The Fashion Impact", đảm bảo thực hiện các bước nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của công nghiệp thời trang tới môi trường.

Buổi cam kết được dẫn dắt bởi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Giám đốc Điều hành Francois-Henri Pinault - người sở hữu tập đoàn Kering, nhắm đến mục đạt được mức phát thải bằng 0 vào năm 2050.

Giám đốc điều hành Francois-Henri Pinault, CEO Tập đoàn Kering (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải).

Giám đốc điều hành Francois-Henri Pinault, CEO Tập đoàn Kering (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải).

Theo Bộ Sinh thái Pháp, công nghiệp thời trang và dệt may chiếm 6% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, 10-20% lượng sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc nhuộm được sử dụng trong các quy trình sản xuất, gây nên 1/5 lượng ô nhiễm nguồn nước; lượng xả thải của ngành thời trang chiếm 20-35% lượng xả thải đổ ra đại dương.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Ngành công nghiệp thời trang trị giá 1,5 nghìn tỷ Euro một năm (tương đương 1,66 nghìn tỷ USD) là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới và ảnh hưởng nhất hành tinh. Vì thế sự thay đổi của ngành công nghiệp thời trang sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc dẫn dắt sự thay đổi của toàn cầu, hướng tới một tương lai bền vững hơn.

Sự thay đổi của ngành công nghiệp thời trang sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc dẫn dắt sự thay đổi của toàn cầu, hướng tới một tương lai bền vững hơn.

Sự thay đổi của ngành công nghiệp thời trang sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc dẫn dắt sự thay đổi của toàn cầu, hướng tới một tương lai bền vững hơn.

Để hạn chế sự nóng lên toàn cầu đồng thời nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và đại dương, nội dung bản cam kết tập trung vào việc thành công cắt giảm nhựa sử dụng một lần vào năm 2030 và hạn chế gây ô nhiễm đại dương bằng xơ vi mảnh (microfiber) khi người tiêu dùng giặt quần áo làm bằng vật liệu tổng hợp. Bản cam kết cũng yêu cầu các thương hiệu trong ngành thời trang nắm bắt được xu thế “kinh tế tuần hoàn”, trong đó bao gồm các hoạt động tái chế và tái sử dụng sáng tạo, tạo ra những thiết kế có thể dùng lại trang phục cũ.

Bản thân bản cam kết “Fashion Impact” không có ràng buộc về mặt pháp lý mà chỉ đóng vai trò như một bản hướng dẫn, là lời hứa của các hãng thời trang nổi tiếng toàn cầu về ý thức thay đổi để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bản thân bản cam kết “Fashion Impact” không có ràng buộc về mặt pháp lý mà chỉ đóng vai trò như một bản hướng dẫn, là lời hứa của các hãng thời trang nổi tiếng toàn cầu về ý thức thay đổi để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Các thương hiệu cam kết gồm có Chanel, Hermès, chủ sở hữu Versace - Tập đoàn Capri Holdings và thương hiệu Calvin Klein thuộc Tập đoàn PVH, Adidas, Nike, Inditex và H&M, Selfridges, Galeries Lafayette, Nordstrom,…

Phương Anh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES