Được biết, vào năm 1873, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Nhật Bản khi nước này quyết định chuyển từ lịch âm sang lịch dương theo lịch Gregory, một phần của cuộc cải cách Minh Trị nhằm hiện đại hóa đất nước. Quyết định này cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ Tết Nguyên Đán – lễ hội truyền thống có lịch sử hàng thế kỷ tại Nhật Bản. Tuy nhiên, hơn 150 năm sau, dấu ấn của Tết Nguyên Đán vẫn còn tồn tại trong xã hội Nhật Bản qua các phong tục tập quán, lễ hội và thậm chí cả đời sống thường ngày.
Từ thế kỷ thứ 6, Nhật Bản đã tiếp nhận lịch âm dương từ Trung Quốc và sử dụng nó trong hơn 1.200 năm. Tết Nguyên Đán, hay còn gọi là Shōgatsu trong tiếng Nhật, trở thành một trong những lễ hội lớn nhất trong năm. Trong suốt thời kỳ Edo, Tết Nguyên Đán được tổ chức với các phong tục truyền thống như dọn dẹp nhà cửa, cúng tổ tiên, và ăn mừng mùa xuân đến.

Nhật Bản là một quốc gia nằm ở châu Á, đa số người dân theo Thần Đạo. Nhưng Nhật Bản lại là quốc gia duy nhất ở châu Á đón Tết theo lịch dương.
Tuy nhiên, sau cuộc cải cách Minh Trị, Nhật Bản quyết định chuyển sang lịch dương vào năm 1873 để đồng bộ hóa với các nước phương Tây. Việc từ bỏ Tết Nguyên Đán theo lịch âm không chỉ mang ý nghĩa văn hóa mà còn thể hiện tham vọng hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu của quốc gia này.
Họ cho rằng việc bỏ ngày Tết Âm lịch sẽ giúp Nhật Bản giảm bớt số ngày nghỉ của người dân và lao động để tập trung vào công việc, tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế… Với việc từ bỏ Tết Nguyên đán, Nhật Bản đón năm mới vào ngày 1/1 dương lịch và gọi đây là ngày đầu năm mới (Ganjitsu). Do đó, đất nước này sẽ đón Tết sớm hơn khoảng 1 tháng so với các nước láng giềng.

Ngày nay, đa phần người dân Nhật Bản đã không còn đón Tết cổ truyền. Nhưng ở một số vùng như đảo Kago, Okinawa, Amami người dân vẫn duy trì phong tục đón Tết theo lịch âm
Ban đầu, nhiều người dân Nhật Bản lên tiếng phản đối, đặc biệt, những người ở vùng nông thôn vẫn nhất quyết ăn Tết Nguyên đán vì cho rằng Tết âm rơi vào đầu xuân, thời tiết ấm áp. Thời gian diễn ra Tết Dương lịch rất lạnh lẽo, không phù hợp đón năm mới.
Bất chấp điều này, Nhật Bản vẫn quyết tâm từ bỏ ngày Tết Âm lịch và chỉ cho người lao động nghỉ dài ngày dịp Tết dương. Dần dần, Tết Âm lịch thực sự không còn là ngày lễ lớn ở Nhật.
Vào đêm giao thừa, không khí đón năm mới ở Nhật Bản trở nên thật đặc biệt. Tiếng chuông chùa ngân nga vang vọng khắp các ngôi đền, báo hiệu một năm cũ sắp qua đi và một năm mới đang đến. Theo truyền thuyết, 108 tiếng chuông đại diện cho 108 loại phiền não của con người, và tiếng chuông ngân vang sẽ giúp thanh tẩy những điều không may mắn, mang đến một năm mới bình an và hạnh phúc.

Đối với người Nhật, xuất hành đầu năm là một việc trong đại. Họ thường ưu tiên đi lễ chùa cầu may
Dù đã chuyển sang sử dụng lịch dương, nhiều phong tục, tập quán truyền thống của Tết Nguyên đán vẫn được người Nhật gìn giữ và phát huy trong dịp Tết Dương lịch. Việc trang trí nhà cửa bằng những cành đào, cành mai, treo câu đối, chuẩn bị mâm ngũ quả... vẫn là những hoạt động quen thuộc trong mỗi gia đình Nhật Bản.
Bên cạnh đó, người Nhật còn có những món ăn đặc trưng riêng cho ngày Tết. Món mochi dẻo thơm, zoni (canh mochi), osechi-ryori (hộp bánh Tết Nhật Bản) là những món ăn không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên và trong mâm cơm ngày Tết. Mỗi món ăn đều mang một ý nghĩa riêng, thể hiện sự cầu mong một năm mới an lành, sung túc.
Phong tục từ nghìn năm vẫn còn đó, khi đầu năm mới, người Nhật Bản thường đến thăm đền thờ, gọi là hatsumode. Những ngôi đền lớn ở khắp nước Nhật đều mở cửa vào những ngày năm mới, riêng giao thừa được mở xuyên đêm để người dân đến cầu nguyện ngay những thời khắc của năm. Trong các đền thờ, thường có những dịch vụ xem bói, rút thăm để xem vận may, số mệnh.

Trả lời phỏng vấn, công sứ Nhật Bản Hideo Suzuki nói rằng gần đây một số người dân Nhật Bản đã kêu gọi khôi phục ngày Tết cổ truyền
Rút omikuji (tờ giấy có viết vận may ngẫu nhiên trên đó) là một phần phong tục khi đến thăm đền hoặc chùa ở Nhật Bản. Tục lệ rút những tờ thăm may mắn này đã có từ đầu thời Kamakura (1185 - 1333). Một omikuji tiêu chuẩn bao gồm một bài thơ và các chi tiết ngắn về những gì sẽ xảy ra trong tương lai gần, nhưng một số nơi thờ cúng đã vượt xa giới hạn đơn giản, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật nhỏ có thể làm đồ sưu tầm hoặc quà lưu niệm.
Một truyền thống thú vị khác đối với nhiều người Nhật trong năm mới là ra ngoài và mua fukubukuro. Đây là túi may mắn được các cửa hàng bán ra với các mức giá khác nhau nhưng người mua thậm chí không biết bên trong bán những gì.
Mặc dù kỷ niệm Tết dương lịch như ngày lễ chính nhưng người dân Nhật Bản chỉ được nghỉ tổng cộng 4 ngày. Sau đó, mọi hoạt động, công việc sẽ tiếp tục trở lại như bình thường.