Những điểm hành hương đẹp trên thế giới

24/01/2018

Theo truyền thống Phật giáo, cách hiểu nguyên thủy của từ “hành hương” là đi nhiễu xung quanh tháp và điện Phật, thắp hương lễ bái trước tượng Phật, Bồ tát. Ngày nay, nội hàm của “mở rộng hơn nhiều, những chuyến du lịch văn hóa, tham quan các di tích lịch sử tôn giáo – tín ngưỡng. Trong tiếng Anh, từ “hành hương” – “pilgrimage” có nghĩa là cuộc hành trình, đặc biệt là chuyến đi dài ngày, đến một địa điểm thiêng liêng nào đó, nhằm mục đích lễ bái, và cũng có nghĩa là bất kỳ cuộc hành trình dài ngày nào. Từ điển Oxford Reference English dictionary (1996) định nghĩa hành hương là “chuyến đi nhằm mục đích hoài niệm quá khứ hay tình cảm”.

Dưới đây là một số con đường hành hương nổi tiếng

Kumano Kodo Iseji, Nhật Bản

Con đường hành hương Kumano Kodo Iseji là con đường cổ có tổng chiều dài khoảng 170km, nối Kumano Sanzan với đền thờ Ise-jingu. Con đường này có lịch sử lâu đời, được tín ngưỡng từ thời Edo cho đến ngày nay. Được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2004, đây là lộ trình hành hương cổ xưa nổi tiếng nhất nước Nhật và đi qua rất nhiều cảnh đẹp mê hồn như sông suối, thác nước, rừng núi.

Khu vực Kumano từ bao đời nay đã được coi là vô cùng thiêng liêng vì là nơi sản sinh ra các giá trị văn hóa và tinh thần của người Nhật Bản. Rất nhiều người còn xưng tụng đây là “nơi ở của thần thánh”. Ba đền thờ chính trên lộ trình này là Kumano Hongu Taisha, Kumano Hayatama Taisha và Kumano Nachi Taisha. Mỗi đền thờ đều có truyền thống lâu đời và là những di sản lớn của nước Nhật.

Santiago de Compostela, Tây Ban Nha

Đường hành hương Santiago de Compostela còn gọi là Con đường của Thánh Giacôbê, đường Santiago kéo dài từ biên giới với Pháp - Tây Ban Nha đến thành phố Santiago de Compostela. Con đường hành hương có đến 1.800 tòa nhà, nhà thờ, công trình lịch sử, là minh chứng về tôn giáo, sự phát triển của Kitô giáo, đồng thời nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi văn hóa tín ngưỡng giữa bán đảo Iberia với các nơi khác ở châu Âu thời Trung cổ.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Ngoài giá trị lịch sử và tôn giáo, nơi đây cũng là đại diện cho sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc châu Âu trong nhiều thế kỷ. Các di sản kiến trúc đại diện cho sự ra đời của trường phái nghệ thuật Romanesque, các nhà thờ theo phong cách Gothic và chuỗi các tu viện.

Con đường hành hương có nhiều tuyến đường đi khác nhau, nhưng tất cả đều hướng về phía Nhà thờ chính tòa Santiago de Compostela, nơi được cho là có ngôi mộ của Thánh Giacôbê. Ngôi mộ được cho là có từ thế kỷ thứ 7, nhưng phải đến thế kỷ 9, người ta mới biết được vị trí chính xác của ngôi mộ ở Compostela. Sau đó, sự nổi tiếng của ngôi mộ này được nhanh chóng nan rộng ra khắp châu Âu, người ta bắt đầu hành hương về Santiago de Compostela ngay từ thế kỷ 10.

Thánh địa Mecca, Arab Saudi

Nhắc tới hai từ “hành hương”, có lẽ cái tên Mecca là địa danh ai cũng nghĩ tới đầu tiên. Vùng đất linh thiêng này nằm ở trung tâm Ảrập, là trung tâm tín ngưỡng của người đạo Hồi. Nhiều người tin rằng hành hương về Macca, đặc biệt trong lễ hành hương lớn nhất có tên Hajj, là hành trình quan trọng nhất của đời người.

Mỗi năm, hàng trăm nghìn người Hồi giáo tập trung lại và thực hiện các nghi lễ. Họ đi bộ quanh khối hình lập phương Ka'aba 7 lần theo hướng ngược chiều kim đồng hồ; uống nước từ giếng Zamzam; ném đá vào các cột Satan tại Jamarat; dành một đêm ở Muzdalifa; chạy qua lại giữa ngọn đồi Al-Safa và Al-Marwah.

Yên Tử, Việt Nam

Ngày 10 tháng Giêng hàng năm được coi là ngày khai hội chính thức cho cả 3 tháng Hội xuân Yên Tử, có ngày số du khách hành hương Yên Tử lên đến hàng vạn người. Đến đây, du khách không chỉ đơn thuần là tham dự một lễ hội truyền thống lớn về tôn giáo, để cầu phúc, cầu may trong năm mới mà còn có dịp tìm hiểu về một trung tâm Phật giáo lớn nhất trong lịch sử tôn giáo Việt Nam.

Núi Yên Tử cao 1.068m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Đông Triều, nằm ở ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) khoảng 6.000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng nghìn bậc đá, đường rừng núi uốn lượn. Trong dòng chảy hơn 2.000 năm của Phật giáo Việt Nam, Yên Tử là địa danh gắn liền với tên tuổi và cuộc đời của Phật hoàng Trần Nhân Tông - người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm - dòng thiền mang đậm bản sắc Phật giáo dân tộc. Và vùng "địa linh" này cũng chính là "kinh đô" Phật giáo của nước Đại Việt xưa.

Đặc biệt, ngôi chùa Đồng nằm trên đỉnh Yên Tử được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất chính là nơi mang lại những xúc cảm khó quên. Chùa Đồng nằm trên đỉnh núi Yên Tử, có tên chữ là Thiên Trúc Tự, mang tên đất nước của Phật Tổ Như Lai, phù hợp với vị trí “vô thượng” của đỉnh Yên Tử. Tại điểm đặt chùa Đồng ngày nay, xưa là một ngôi chùa bằng đồng có quy mô nhỏ. Trong chùa thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, chuông và đồ thờ đều bằng đồng.

Ngọc Anh (TH)

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES