Sài Gòn du kí: Nhớ Tết xưa thì về Chợ Lớn

20/01/2023

Người Sài Gòn ăn Tết cũng lạ. Không nơi nào trên dải đất hình chữ S này có văn hóa ăn Tết giao hòa giữa truyền thống xưa cũ, đồng thời cách tân đổi mới theo thời thế như người Sài Gòn. Nếu muốn tìm về phong vị Tết Sài Gòn xưa, Chợ Lớn sẽ nơi lưu giữ những tập tục truyền thống đậm bản sắc văn hóa của người Việt gốc Hoa tại Sài Gòn. Nếu bạn muốn hòa mình trong hơi thở hiện đại của thành phố nhộn nhịp bậc nhất miền Nam thì những chợ hoa Tết là một nơi không thể bỏ lỡ.

Với vị trí trung tâm của miền nam, Sài Gòn là nơi hội tụ các giá trị văn hóa ở khắp các vùng miền, đồng thời là nơi đi đầu trong quá trình giao lưu, hội nhập văn hóa với các quốc gia thuộc khu vực văn hóa phương Đông và cả phương Tây. Chính vì vậy, Tết Sài Gòn có phong vị hỗn hợp với nhiều sắc thái, tạo nên những màu sắc văn hóa đa dạng, rất đặc biệt.

Về hội quán ăn Tết người Hoa

Quận 5 mang bề dày lịch sử văn hoá hơn 300 năm hình thành và phát triển ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn. Nói về tập quán đón Tết Nguyên đán của cộng đồng người Hoa, không thể không nhắc đến các hội quán. Khu vực Chợ Lớn tập trung đa phần những người Việt gốc Hoa sinh sống từ lâu đời, và những hội quán ở đây được xây dựng, tồn tại và phát triển song song với cộng đồng nơi này.

Hội quán là một di tích bao hàm nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hoá, nổi bật nhất là giá trị về kiến trúc nghệ thuật ảnh hưởng theo phong cách xây dựng đền miếu cổ Trung Hoa, đặc biệt là các tạo hình và trang trí mái ngói lợp ống mang đậm phong cách của người Phúc Kiến.

Nói về tập quán đón Tết Nguyên đán của cộng đồng người Hoa, không thể không nhắc đến các hội quán.

Nói về tập quán đón Tết Nguyên đán của cộng đồng người Hoa, không thể không nhắc đến các hội quán.

Hội quán là một di tích bao hàm nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hoá, nổi bật nhất là giá trị về kiến trúc nghệ thuật ảnh hưởng theo phong cách xây dựng đền miếu cổ Trung Hoa

Hội quán là một di tích bao hàm nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hoá, nổi bật nhất là giá trị về kiến trúc nghệ thuật ảnh hưởng theo phong cách xây dựng đền miếu cổ Trung Hoa

Dịp xuân về, du khách có thể theo chân những người dân nơi đây dạo quanh các hội quán, chùa miếu để chiêm ngưỡng nét đẹp của những công trình kiến trúc cổ như hội quán Tuệ Thành (Chùa bà Thiên Hậu), hội quán Nhị Phủ (chùa Ông Bổn), hội quán Ôn Lăng (chùa Quan Âm), hội quán Phước An,...

Vào đêm giao thừa, rất nhiều gia đình cùng nhau đến hội quán. Trẻ nhỏ đến nhận bao lì xì may mắn. Người lớn chúc nhau những lời chúc tốt đẹp, cùng nắm tay nhau đón khoảnh khắc thiêng liêng.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Hội quán Tuệ Thành (Chùa bà Thiên Hậu) là một trong những điểm đến nổi bật với giới trẻ Sài Gòn

Hội quán Tuệ Thành (Chùa bà Thiên Hậu) là một trong những điểm đến nổi bật với giới trẻ Sài Gòn

Dịp xuân về, du khách có thể theo chân những người dân nơi đây dạo quanh các hội quán, chùa miếu để chiêm ngưỡng nét đẹp của những công trình kiến trúc cổ

Dịp xuân về, du khách có thể theo chân những người dân nơi đây dạo quanh các hội quán, chùa miếu để chiêm ngưỡng nét đẹp của những công trình kiến trúc cổ

Ghé Chợ Lớn mua may mắn

Trên đường Hải Thượng Lãn Ông, đoạn từ bùng binh Châu Văn Liêm đến gần chợ Kim Biên nhộn nhịp những ngày giáp Tết nguyên đán. Nhiều mặt hàng, như: dây, hình, tiền vàng, phong bao lì xì… phục vụ trang trí, trang hoàng nhà cửa ngày Tết được treo, giăng rợp hết mặt tiền các cửa hàng. Hai màu sắc chủ đạo là đỏ, vàng khiến các điểm bán hàng nổi bật, hút mắt. Người ra vào mua bán tấp nập, ai cũng muốn mang may mắn về nhà.

Nhiều mặt hàng, như: dây, hình, tiền vàng, phong bao lì xì… phục vụ trang trí, trang hoàng nhà cửa ngày Tết được treo, giăng rợp hết mặt tiền các cửa hàng.

Nhiều mặt hàng, như: dây, hình, tiền vàng, phong bao lì xì… phục vụ trang trí, trang hoàng nhà cửa ngày Tết được treo, giăng rợp hết mặt tiền các cửa hàng.

Từ những ngày giáp Tết, chỉ cần đi dọc các con phố khu Chợ Lớn, du khách sẽ không khó để bắt gặp những chiếc bánh tổ vàng tươi, in hoa văn đỏ được bày bán. Bánh Tổ đọc theo âm tiếng Hoa là “nian gao”. “Nian” có nghĩa là “dính” còn "Gao" có nghĩa là “bánh". Nian gao là từ đồng âm khác nghĩa với “niên cao”, ăn “nian gao” có ý nghĩa tượng trưng cho việc nâng cao bản thân trong mỗi năm mới, năm mới sẽ có nhiều điều tốt đẹp hơn năm cũ. Vì vậy, bánh Tổ là món không thể thiếu trên bàn thờ của người Hoa.

Chỉ cần đi dọc các con phố khu Chợ Lớn, du khách sẽ không khó để bắt gặp những chiếc bánh tổ vàng tươi, in hoa văn đỏ được bày bán

Chỉ cần đi dọc các con phố khu Chợ Lớn, du khách sẽ không khó để bắt gặp những chiếc bánh tổ vàng tươi, in hoa văn đỏ được bày bán

Ngoài ra còn có vô vàn các loại bánh ngũ sắc với hình thù đa dạng và bắt mắt được người dân Chợ Lớn dâng lên mâm cúng ông bà tổ tiên

Ngoài ra còn có vô vàn các loại bánh ngũ sắc với hình thù đa dạng và bắt mắt được người dân Chợ Lớn dâng lên mâm cúng ông bà tổ tiên

Nguyên liệu bánh tổ gốc Hoa gồm có gạo nếp, đậu đỏ và đường, bên trên có in chữ Phúc màu đỏ để dâng cúng ông bà, tổ tiên mỗi dịp xuân về. Theo quan niệm của người Hoa, dâng cúng tổ tiên những món ngọt ngào thì khi về trình tấu với Ngọc Hoàng Thượng Đế, tổ tiên sẽ nói những lời ngọt ngào, tốt đẹp...

Các hàng vịt lạp, một món ăn truyền thống của người Hoa, luôn đông đúc vào những dịp cuối năm

Các hàng vịt lạp, một món ăn truyền thống của người Hoa, luôn đông đúc vào những dịp cuối năm

Đến quán chữ mang "Phúc đáo" về nhà

Để chuẩn bị đón Tết, những gian nhà của người Hoa cũng thường được trang trí bằng sắc màu đỏ chói. Đối với họ, đây là màu của sự may mắn và hạnh phúc. Những chậu hoa cảnh bọc giấy đỏ, những câu đối đỏ trên bàn thờ hay những bao lì xì màu đỏ… đã phần nào thể hiện niềm mong ước của họ về một năm mới may mắn và hạnh phúc.

Câu đối liễn thường mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, làm ăn phát tài, bình an

Câu đối liễn thường mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, làm ăn phát tài, bình an

Câu đối liễn thường mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, làm ăn phát tài, bình an như “Ngũ phúc lâm môn”, “Xuất nhập bình an”, “Vạn sự như ý”, “Nghinh xuân tiếp phước”, “Tấn tài tấn lộc”, “Hiệp gia bình an”, “Khai trương hồng phát”, “Sinh ý hưng long”. Ngoài ra, người ta còn dán chữ “Xuân” và “Phúc” ngược trên cửa, chữ “ngược” tiếng Hoa đọc là “đáo”, nghĩa là Xuân đến, Phúc đến. Nét văn hóa xin chữ vẫn được người dân chợ Lớn nói riêng và người Sài Gòn nói chung gìn giữ qua mỗi dịp đầu năm. Cũng vì thế các quán chữ của những thư pháp gia trên đường Nguyễn Trãi, Hải Thượng Lãn Ông vẫn luôn tấp nập người đến xin chữ vào dịp năm mới cho đến tận 30 tết.

Nét văn hóa xin chữ vẫn được người dân chợ Lớn nói riêng và người Sài Gòn nói chung gìn giữ qua mỗi dịp đầu năm.

Nét văn hóa xin chữ vẫn được người dân chợ Lớn nói riêng và người Sài Gòn nói chung gìn giữ qua mỗi dịp đầu năm.

Du khách có thể nhờ các thư pháp gia gợi ý hoặc chọn bất kỳ câu chữ mà mình yêu thích để viết lên liễn. Một dịch vụ như thế sẽ từ 30.000 VNĐ đến 50.000 VNĐ tùy theo kích thước to nhỏ của chữ.

Đoàn lân sư rồng đưa Tết về trong thanh âm

Những ngày cuối của tháng Chạp, khắp các chùa miếu người Hoa tưng bừng, náo nhiệt với những màn biểu diễn tuyệt hảo của các đội lân sư rồng sau những tháng ngày ròng rã luyện tập. Múa lân mang lại nhiều ý nghĩa tượng trưng nhất: chúc phúc, thịnh vượng, thanh bình, may mắn. Những âm thanh rộn rã chiêng trống, những vũ khúc điêu luyện, lạ mắt của loại hình nghệ thuật dân gian này trong các ngôi miếu và trên đường phố trước và trong Tết đã tạo nên một phong vị đặc trưng của “Tết người Hoa” ở Chợ Lớn với hấp dẫn đặc biệt ngay cả với người Việt.

Múa lân mang lại nhiều ý nghĩa tượng trưng nhất: chúc phúc, thịnh vượng, thanh bình, may mắn.

Múa lân mang lại nhiều ý nghĩa tượng trưng nhất: chúc phúc, thịnh vượng, thanh bình, may mắn.

Từ hương vị, màu sắc đến âm thanh của tết nơi Chợ Lớn đã làm nên một nét văn hóa vô cùng đặc sắc của Sài Gòn. Dù bạn có là người Việt Nam, người gốc Hoa hay là một du khách đến từ vùng đất khác, những phong tục tập quán của nơi này sẽ luôn thu hút bạn bởi cốt cách riêng của nó.

Yến Nhi
RELATED ARTICLES