Stonehenge có nguy cơ mất danh hiệu Di sản Thế giới

30/07/2021

Anh Quốc đang chịu sự chỉ trích của các cơ quan bảo tồn di sản thế giới về việc xây dựng quá mức, làm mất đi tính vẹn toàn của các thắng cảnh lịch sử.

Stonehenge là một công trình tượng đài cự thạch thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng gần Amesbury, Anh. Công trình này bao gồm các công sự bằng đất bao quanh một vòng đá, là một trong những địa điểm tiền sử nổi tiếng thế giới. Các nhà khảo cổ cho rằng các cột đá này được dựng lên từ khoảng 2500-2000 TCN dù các vòng đất xung quanh được xây dựng sớm hơn, khoảng 3100 năm TCN.

Thắng cảnh được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1986.

Thắng cảnh được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1986.

Cơ quan Di sản Liên minh châu Âu cảnh báo sẽ loại vòng tròn đá Stonehenge của Anh khỏi danh sách Di sản Thế giới nếu chính quyền nước này tiếp tục dự án đường hầm 1,7 tỷ bảng gần kề địa danh nổi tiếng.

Trao đổi với báo chí ngày 23/7, phía cơ quan tuyên bố sẽ khắt khe hơn trong việc xem xét 31 thắng cảnh khác của Anh bao gồm Cung điện Westminster, vườn Kew, tháp London,... sau khi Liverpool bị tước đoạt danh hiệu Di sản.

Du khách đang tham quan Tháp London.

Du khách đang tham quan Tháp London.

Quyết định này được đưa ra khi hàng loạt di sản nổi tiếng của Anh đang bị ảnh hưởng bởi hoạt động xây dựng quá mức.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Chris Blandford, Chủ tịch Tổ chức Di sản Thế giới Anh Quốc cho biết rằng phía chính quyền nước này dành quá ít quan tâm đến tính vẹn toàn của các di sản khi so sánh với các “hòn ngọc quốc gia” khác như đền Taj Mahal hay kim tự tháp Giza. Các di sản ở Anh hiện không được đầu tư đúng mực và khai thác triệt để theo yêu cầu của Tổ chức.

Liverpool mới đây đã đánh mất danh hiệu Di sản Thế giới.

Liverpool mới đây đã đánh mất danh hiệu Di sản Thế giới.

Đại diện UNESCO cũng chỉ trích chính quyền Anh vì đã không hoàn thành trách nhiệm bảo vệ giá trị lịch sử của Liverpool khi chỉ chú trọng vào đô thị hóa.

UNESCO cho rằng Anh cần thành lập một cơ quan quản lý các thắng cảnh văn hóa thay vì giao cho các địa phương tự quản lý. Các cơ quan địa phương, với mức kinh phí không đồng đều, khó có thể bảo toàn các địa danh lịch sử trước áp lực về tài chính và các công trình đô thị hóa.

Theo một báo cáo năm 2019 bởi Tổ chức Di sản Thế giới Anh Quốc cho biết, đơn vị chỉ nhận được khoảng 5 triệu bảng mỗi năm từ 2013-2018. Mức chi hàng năm của Anh cho 31 di sản thế giới là khoảng 19 triệu bảng, khó có thể so sánh với con số 70 triệu bảng chính quyền nước này đầu tư vào 15 công viên quốc gia.

Bá Di - Nguồn: The Guardian
RELATED ARTICLES