UNESCO công nhận thêm 8 di sản thế giới mới

08/07/2019

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vừa công nhận thêm 8 di sản thế giới (di sản tự nhiên, di sản văn hóa và di sản hỗn hợp) mới. Sự kiện này diễn ra tại phiên họp lần thứ 43 của UNESCO được tổ chức tại Baku, Azerbaijan từ ngày 30/6 đến 10/7/2019.

Babylon, Iraq

Babylon là một thành quốc của nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại. Các di tích của thành quốc này ngày nay được phát hiện nằm ở Hillah, Babil, Iraq, cách khoảng 85 km về phía Nam thủ đô Baghdad. Tất cả những gì còn sót lại của thành phố cổ đại nổi tiếng này là một gò đất, cùng các toà nhà xây bằng gạch bùn và các mảnh vỡ ở vùng đồng bằng màu mỡ Lưỡng Hà, nằm giữa 2 dòng sông Tigris và Euphrates. Babylon từng được coi là thành phố lớn nhất thế giới trong giai đoạn 1770 TCN - 1670 TCN, và 612 TCN - 320 TCN với dân số lên đến hơn 200.000 người.

Babylon

Vùng Ohrid, Albania

Ohrid có nền văn hóa lịch sử và môi trường tự nhiên phong phú bao gồm: các tượng đài kỉ niệm, nhà thờ Ohrid, thành phố cổ Ohrid, Struga và toàn bộ di sản tự nhiên trên bờ hồ Ohrid (trừ khu vực thuộc Albania và phần thuộc vườn quốc gia Galicia), nhưng đang tiến tới mở rộng bổ sung thêm phần thuộc vườn quốc gia Galicia.

Ohrid

Với những giá trị nổi bật về di sản văn hóa, công trình kiến trúc đặc sắc và hệ sinh thái, môi trường tự nhiên còn nguyên thủy được bảo tồn tốt, vùng Ohrid hoàn toàn xứng đáng được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Rừng cổ Hyrcanian, Iran

Rừng cổ Hyrcanian ở miền Bắc Iran, trải dài 850km dọc theo bờ biển Caspi, là nơi hội tụ tới 44% loài thực vật tồn tại ở Iran. Khu rừng có niên đại lên tới 50 triệu năm này cũng là nơi sinh sống của báo Ba Tư và gần 60 loài động vật có vú cùng 160 loài chim.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Hyrcanian

Khu bảo tồn chim di cư, Trung Quốc

Khu bảo tồn chim di cư nằm bên bờ biển Hoàng Hải, vịnh Bột Hải là môi trường sống của nhiều loài cá và động vật giáp xác. Đây cũng là nơi tập trung của các loài chim di cư trên đường bay Đông Á – Úc. Những đàn chim lớn, trong đó có cả các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, đều ghé đến bờ biển để nghỉ ngơi, thay lông, trú đông và làm tổ.

China

Vùng đất và biển phương nam, Pháp

Vùng đất và biển phía nam nước Pháp bao gồm các quần đảo Crozet, Kerguelen, Saint-Paul, đảo Amsterdam và 60 hòn đảo ở Nam Cực. Với diện tích hơn 67 triệu ha, khu vực này là nơi những loài chim và động vật có vú tập trung nhiều nhất, đặc biệt là số cá thể chim cánh cụt hoàng đế và hải âu mũi vàng lớn nhất thế giới.

France

Vườn quốc gia Vatnajökull, Iceland

Tên của vườn quốc gia này được lấy từ tên sông băng Vatnajökull - sông băng lớn nhất châu Âu ngoài Bắc Cực với diện tích bề mặt là 8.100 km2. Sông băng có bề dày là từ 400–600 mét, thậm chí có lúc lên tới 950 mét, bao phủ một số ngọn núi, thung lũng và cao nguyên.

Vatnajökull

Khung cảnh bao quanh sông băng vô cùng đa dạng. Hướng về phía Bắc, cao nguyên bị chia cắt bởi những dòng sông băng, với tốc độ dòng chảy mạnh hơn vào mùa hè. Các núi lửa nằm trên khu vực này là Askja, Kverkfjöll, Snæfell và cả Herðubreið. Hẻm núi Jökulsárgljúfur ở phía Bắc của cao nguyên này bị khắc sâu bởi các khối băng hà khổng lồ từ lâu, bên trên thung lũng là thác nước Dettifoss hùng vĩ.

Paraty và Ilha Grande, Brazil

Paraty và Ilha Grande vừa trở thành một di sản hỗn hợp mới của UNESCO nhờ văn hóa và sự đa dạng sinh học. Nằm giữa dãy núi Serra da Bocaina và Đại Tây Dương, Paraty là một trong những thị trấn ven biển được bảo tồn tốt nhất ở Brazil, đồng thời là một trong 5 khu vực đa dạng sinh học quan trọng của thế giới. Đây cũng là môi trường sống của một số loài bị đe dọa như báo đốm, heo môi trắng và khỉ nhện.

Brazil

Vào cuối thế kỷ 17, Paraty là điểm cuối của Caminho do Ouro, tuyến đường vận chuyển vàng tới châu Âu và cũng là khu vực diễn ra hoạt động mua bán nô lệ châu Phi. Ngày nay, trung tâm văn hóa Paraty vẫn lưu giữ kiến trúc thuộc địa từ thế kỷ 18, 19.

Khu vực luyện kim cổ xưa, Burkina Faso

Di sản văn hóa thế giới mới ở Burkina Faso gồm 5 ngôi làng thuộc các tỉnh trên khắp quốc gia châu Phi này. Trong số này, Douroula là bằng chứng lâu đời nhất về sự phát triển nghề luyện kim ở Burkina Faso. Những nơi còn lại là Tiwega, Yamane, Kindibo và Bekuy. Mặc dù ngày nay việc khai thác quặng sắt không còn phổ biến, thợ rèn vẫn giữ vai trò quan trọng trong các nghi lễ truyền thống ở nơi đây.

Douroula
Thế Phong
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES