Thăm khu tưởng niệm cha đẻ "Dạ cổ hoài lang"

22/10/2018

Nếu bạn đã từng nghe qua bản “Dạ Cổ Hoài Lang” và có một tình yêu với nghệ thuật dân tộc, chắc hẳn bạn không xa lạ với tên tuổi cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Trong một chuyến về thăm miền Tây mùa nước nổi, tôi có dịp dừng chân trên mảnh đất lịch sử Bạc Liêu để thăm khu lưu niệm của ông cũng như nghe những câu chuyện về sự ra đời của bản nhạc đã tròn 99 năm.

DSC02028.

Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu được xem là trái tim của quảng trưởng Hùng Vương. Đây không chỉ là nơi an nghỉ cuối cùng của cố nhạc sĩ mà còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật của nghệ thuật dân tộc. Vào năm 2008, nơi đây được trùng tu và mở rộng trên diện tích khoảng 2.800 m2, vì thế mà cả công trình nằm nổi bật trong một không gian thoáng đãng, dễ tham quan.

Empty

Khi vừa đi qua cổng chính, bạn sẽ bắt gặp tượng đài ống tre hiện ra sừng sững nằm ngay chính giữa khu lưu niệm, phía sau đài phun nước. Tượng đài này chính là chiếc đàn kìm – biểu tượng của đờn ca tài tử Nam bộ - gắn liền với hình ảnh nhạc sĩ Cao Văn Lầu – người con của tỉnh Bạc Liêu. Đàn kìm được cách điệu từ đốt tre, phần đàn kìm được đục lõm tạo sự huyền bí, thiêng liêng, gợi lên sự hoài niệm và tưởng nhớ về những người đã khuất.

Empty

Bước lên đài tre là lan can cầu thang bằng đá xanh được khắc họa hình dáng rồng hướng lên theo bậc thang kết hợp với vân mây vì Bạc Liêu được ví như là cái nôi đờn ca tài tử và cũng là nơi phát triển nghệ thuật này mạnh nhất Nam bộ, sức mạnh này được ví như rồng. Từ đài tre nhìn xuống, bạn sẽ thấy tổng thể khu vực đặt tượng nhạc cụ được thể hiện hình chữ Trí (bằng chữ Hán) cùng 12 loại nhạc cụ dân tộc được khắc bằng đá xanh.

Empty

Đi vào phía sân sau của khu lưu niệm là nhà văn hóa - nơi lưu giữ những bộ nhạc cụ, các bộ trang phục cải lương, mô hình tượng sáp của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu được chế tác tại Thái Lan và rất nhiều hình ảnh của các nghệ sĩ cải lương. Bạn sẽ được tìm hiểu về một thời hưng thịnh của nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương Việt Nam cũng như tìm hiểu đôi chút về hoản cảnh lịch sử của bản “Dạ Cổ Hoài Lang”.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Mô hình tượng sáp cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Mô hình tượng sáp cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Trang phục Cải Lương

Trang phục Cải Lương

Dạ Cổ Hoài Lang (Nghe tiếng trống đêm nhớ chồng). Bản nhạc được ông viết khi ông và vợ buộc phải xa cách sau 3 năm chung sống mà không có con. Trong thời gian này vì nhớ thương vợ, đêm đêm ông ôm đàn ra gảy, những giai điệu những ca từ đều nói lên tiếng lòng của ông dành cho người vợ của mình. Và ông tin rằng là một người phụ nữ, vợ còn nhớ thương ông hơn nữa nên ông mới đặt tên cho bản nhạc lòng này là Hoài Lang.

Mô phỏng lại loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử

Mô phỏng lại loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử

Bộ nhạc cụ trưng bày tại khu lưu niệm

Bộ nhạc cụ trưng bày tại khu lưu niệm

Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Khê đã nói: “Trong cổ nhạc Việt Nam, chưa có bài bản nào được như Dạ cổ hoài lang biến thành vọng cổ. Từ một sáng tác cá nhân đã biến thành sáng tác tập thể, sanh từ đầu thể kỷ, lớn lên sống mạnh, biến hóa thiên hình vạn trạng và sẽ còn sống mãi trong lòng người Việt khắp năm châu bốn bể”.

Empty

“Dạ cổ hoài lang”, một bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ thuật cải lương Việt Nam. Tính đến nay bản “Dạ cổ hoài lang” đã tròn 99 năm ra đời. Nếu có dịp ghé thăm tỉnh Bạc Liêu bạn đừng quên tham quan khu lưu niệm. Và qua những lời kể, những hiện vật đã tồn tại cùng thời gian bạn ít nhiều sẽ hiểu hơn về một loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc.

Bản "Dạ cổ hoài lang" được nghệ sĩ Hoài Linh thể hiện trong bộ phim cùng tên của Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.

Bảo Khuyên
RELATED ARTICLES