Thực hư việc thay đổi thủ tục cấp visa khối Schengen 2019

25/11/2019

Thông tin xin visa khối Schengen phải chờ sự chấp thuận của toàn bộ thành viên trong khối gần đây đang tạo nên sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng xã hội.

Trong những ngày qua, các trang nhóm mạng xã hội có đăng tải một thông tin thu hút được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng du lịch. Thông tin này đề cập đến vấn đề cấp visa đi khối Schengen đang bị thắt chặt do ảnh hưởng từ vụ việc 39 thi thể người Việt được phát hiện tại Anh khi đang cố nhập cư bất hợp pháp.

Bắt nguồn từ một tài khoản Facebook hiện đang sinh sống và định cư tại châu Âu, thông tin được đăng tải vào ngày 20/11 vừa qua: “Bắt đầu từ 18/11, quy chế cấp visa cho một công dân Việt Nam tại bất cứ lãnh sự quán nào sẽ được thẩm định qua tất cả 27 nước trong khối Schengen. Có nghĩa là nếu các bạn tới LSQ Pháp làm thủ tục cấp visa thì ngoài hồ sơ đầy đủ của các bạn ra, các bạn sẽ phải chờ sự đồng ý của tất cả 26 nước kia, họ sẽ phát công hàm tới hết tất cả các nước trong khối Schengen, nếu tất cả đồng ý thì bạn có visa, ngược lại họ không cần đưa ra lời giải thích nào cả”.

Thông tin này đã tạo nên một luồng dư luận rất lớn và gây hoang mang, lo lắng đối với nhiều cá nhân có dự định xin visa Schengen.

Thông tin này đã tạo nên một luồng dư luận rất lớn và gây hoang mang, lo lắng đối với nhiều cá nhân có dự định xin visa Schengen.

Về cơ bản, thông tin này không sai nhưng không hoàn toàn chính xác. Việc xét duyệt xin thị thực trong khối Schengen từ trước tới nay luôn yêu cầu sự đồng thuận của tất cả các quốc gia trong khối. Thành viên nào không đồng ý thì trong visa sẽ có mục “Không nhập cảnh với ….” quốc gia cụ thể đó. Điều khoản này được ghi rất rõ ràng trên trang web trực tuyến chính thức của Ủy ban châu Âu.

Trong phần “Processing of a visa application” - Xử lý đơn thị thực nêu rõ:

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

“Some Schengen States require that they be consulted on visa applications submitted to other Schengen States by citizens of certain countries. The consultation process may take up to seven calendar days.”

Theo đó, các quốc gia của khối Schengen có quyền gửi các đơn xin thị thực mà họ nhận được cho các quốc gia khác trong khối. Việc này chỉ áp dụng đối với đơn xin đến từ một nhóm các quốc gia nhất định, trong đó có Việt Nam. Quá trình thẩm định này có thể mất tới bảy ngày theo lịch.

20181016PHT16117_original

Quá trình được diễn ra trên một hệ thống công nghệ thông tin liên kết có tên SIS chứ không phải dưới dạng thức “gửi công hàm” như trong thông tin trên đăng tải. SIS - Hệ thống thông tin Schengen (Schengen Information System) là hệ thống chia sẻ thông tin lớn nhất và được sử dụng rộng rãi nhất cho an ninh và quản lý biên giới ở châu Âu. SIS cho phép các cơ quan quốc gia có thẩm quyền như cảnh sát, bộ đội biên phòng nhập và tham khảo các cảnh báo về người hoặc vật thể xác định. Bên cạnh đó, các cơ quan cấp thị thực và di trú nhập cảnh cũng có thể sử dụng nền tảng này để trao đổi và tham vấn về công dân nước thứ ba (nước có người nộp đơn xin thị thực) với mục đích từ chối hoặc cho phép họ nhập cảnh. Hệ thống này đang hoạt động tại 30 quốc gia ở châu Âu, bao gồm 26 quốc gia thành viên EU và 4 quốc gia liên kết Schengen (Thụy Sĩ, Na Uy, Liechtenstein và Iceland).

Truy soát trên trang web của UDI - Tổng cục Di trú Na Uy, một nước liên kết trong khối Schengen nhưng không thuộc Liên minh EU cũng cho thấy thông tin tương tự.

Thông tin đăng tải rõ ràng trên trang web https://www.udi.no - Tổng cục Di trú Na Uy.

Thông tin đăng tải rõ ràng trên trang web https://www.udi.no - Tổng cục Di trú Na Uy.

“Khi đại sứ quán, lãnh sự quán hoặc UDI đã xem xét đơn đăng ký của bạn, chúng tôi sẽ gửi nó đến các quốc gia Schengen khác. Chúng tôi không thể hoàn tất việc xử lý đơn của bạn cho đến khi tất cả các quốc gia này chấp thuận. Điều này sẽ mất ít nhất tám ngày. Đây là vấn đề thường xuyên đối với tất cả công dân của các quốc gia trong danh sách này và không có nghĩa là có bất cứ điều gì trở ngại với trường hợp của bạn” - thông tin đăng tải rõ ràng trên trang web udi.no.

Như vậy, thông tin khi xin visa Schengen phải chờ thẩm định của các nước trong khối là hoàn toàn chính xác. Song việc thẩm định này đã được áp dụng và duy trì từ lâu chứ không phải mới thay đổi gần đây.

Việc xét duyệt xin visa trong khối Schengen từ trước tới nay vẫn luôn yêu cầu sự đồng thuận của tất cả các quốc gia trong khối.

Việc xét duyệt xin visa trong khối Schengen từ trước tới nay vẫn luôn yêu cầu sự đồng thuận của tất cả các quốc gia trong khối.

Sau hàng loạt các vụ việc nhập cư và lao động bất hợp pháp bị phát hiện gần đây, visa Việt đã tụt 15 bậc và rơi vào nhóm cuối cùng trong bảng xếp hạng visa thế giới. Điều này chắn chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc người Việt Nam đi xin thị thực nói chúng và xin thị thực Schengen nói riêng. Tuy nhiên, nếu bạn chuẩn bị thật tốt hồ sơ và cẩn thận làm đúng trình tự thì việc được cấp một visa Schengen cũng không phải là việc quá khó trong thời điểm này.

My Tống
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES