Toàn cầu có số ca nhiễm cao kỷ lục trong 24h; một số nước châu Á dần nới lỏng hạn chế

21/05/2020

WHO ghi nhận trong 24h qua, toàn cầu có 106.000 ca nhiễm mới - con số cao kỷ lục trong vòng một ngày. Việt Nam tiếp tục bước sang ngày thứ 34 không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Thêm một số nước châu Á dần nới lỏng hạn chế.

Thêm 2 bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 của việt nam

Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế, Bộ Y tế, sinh phẩm sản xuất bởi Việt Nam vừa được Bộ Y tế cấp phép đưa vào sử dụng xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT - LAMP và Realtime PCR, phát hiện vùng gen N đặc hiệu của virus SARS-CoV-2 từ mẫu dịch phết hầu họng của bệnh nhân. Cả hai bộ xét nghiệm mới này được sử dụng cho sàng lọc nhanh các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2.

Bộ Y tế cho biết với việc thêm 2 bộ sinh phẩm này, Việt Nam có 4 bộ sinh phẩm sử dụng chẩn đoán bệnh Covid-19 (2 bộ trước được đưa vào sử dụng từ đầu tháng 3/2020). Cả 4 bộ sinh phẩm Việt Nam sản xuất đều đã được kiểm định chất lượng và đều đạt yêu cầu phát hiện bệnh về độ nhạy, độ đặc hiệu.

Tính đến 21/5 là 35 ngày Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng, số bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam đang dừng ở 324 người, 264 đã bình phục, 60 đang tiếp tục điều trị.

hơn 5 triệu ca nhiễm covid-19 trên toàn cầu

Theo số liệu của trang mạng worldometers.info, tính đến sáng 21/5, tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới là 5.085.504 ca, với hơn 329.000 ca tử vong và 2.018.000 người đã được điều trị khỏi bệnh. Điều đáng lưu ý là WHO ghi nhận 106.000 ca nhiễm trong 24 giờ, con số cao kỷ lục trong một ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát, với hai phần ba số ca nhiễm này được ghi nhận ở chỉ 4 nước: Mỹ, Nga, Brazil và Ấn Độ.

16e0b24c-54ee-403a-b7cb-b400edcd3219

Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu về số ca tử vong với hơn 94.779 ca, tiếp đến là Anh với 35.704 ca và Ý với 32.330 ca.

Ngày 20/5, Ai Cập thông báo ghi nhận thêm 745 trường hợp nhiễm virus corona, đánh dấu mức tăng kỷ lục tính theo ngày kể từ khi phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên hồi giữa tháng 2 vừa qua, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh ở quốc gia Bắc Phi này lên 14.229 người. Số ca nhiễm mới cũng tiếp tục tăng cao ở hai quốc gia Bắc Phi láng giềng là Algeria và Maroc.

Cùng ngày, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng bày tỏ quan ngại về số lượng các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 gia tăng tại các nước nghèo, trong bối cảnh nhiều nước giàu đã bắt đầu nới lỏng phong tỏa.

Indonesia giới thiệu hàng loạt sản phẩm phòng chống dịch COVID-19

Ngày 20/5, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã giới thiệu hàng loạt nghiên cứu, công nghệ và sản phẩm được sử dụng nhằm đẩy nhanh việc xử lý đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Tổng cộng có 55 sản phẩm, trong đó có bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh virus SARS-CoV-2 theo công nghệ PCR, đã được các tổ chức và trường đại học trong nước nghiên cứu, phát triển và sẵn sàng cho sản xuất hàng loạt.

Trong danh sách còn có máy thở dùng cho cấp cứu, thuốc điều biến miễn dịch thảo dược, nghiên cứu truyền huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục để điều trị cho những người nhiễm Covid-19, phòng xét nghiệm di động đạt chuẩn an toàn sinh học cấp 2 (BSL-2), hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện Covid-19, robot trợ lý y tế Raisa, mặt nạ có gắn máy lọc không khí PAPR...

Nhật Bản và Singapore cân nhắc các bước dỡ bỏ phong tỏa

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh ở khu vực Kansai đã tạm ổn, Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở 3 tỉnh tại khu vực này nếu không xuất hiện các ổ dịch mới.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Một trong những tiêu chí quan trọng mà Chính phủ Nhật Bản đưa ra để dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở địa phương là tỷ lệ số ca nhiễm mới trên 100.000 dân giữ ở mức tối đa 0,5 trong 7 ngày liên tiếp. Cho đến thời điểm này, 3 tỉnh ở khu vực Kansai gồm Osaka, Kyoto và Hyogo đã đáp ứng tiêu chí. Trong khi đó, thủ đô Tokyo và tỉnh lân cận Kanagawa vẫn chưa đáp ứng được tiêu chí trên dù số ca nhiễm mới đang giảm.

https___s3-ap-northeast-1.amazonaws.com_psh-ex-ftnikkei-3937bb4_images_0_7_2_1_25921270-1-eng-GB_7_Datare

Tại Singapore, các biện pháp phong tỏa nhằm đối phó với dịch Covid-19 đang được áp dụng tại nước này sẽ chính thức kết thúc vào ngày 1/6 và đảo quốc này sẽ dần khởi động lại nền kinh tế theo 3 giai đoạn trong vài tháng sau đó.

Cụ thể, bắt đầu từ ngày 2/6, Singapore sẽ thực hiện giai đoạn 1 theo cách hết sức thận trọng, nhiều hạn chế vẫn sẽ được tiếp tục áp dụng như hiện nay. Giai đoạn này được cho là sẽ kéo dài ít nhất 4 tuần.

Ấn Độ sắp mở lại đường bay thương mại nội địa

Ngày 20/5, Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Ấn Độ, Hardeep Singh Puri, thông báo: Các chuyến bay thương mại nội địa của nước này sẽ được hoạt động trở lại từ ngày 25/5 tới. Bộ sẽ sớm công bố quy trình vận hành tiêu chuẩn mới. Các sân bay trên toàn quốc cũng đã bắt đầu đưa ra các biện pháp mới để bảo vệ du khách trước virus SARS-CoV-2.

Bộ này cũng lưu ý khi hoạt động trở lại, các sân bay sẽ hoạt động theo lịch trình hạn chế từng giai đoạn, có thể ở mức 30% công suất để đảm bảo giãn cách xã hội cần thiết.

Campuchia dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với du khách 6 nước

Ngày 20/5, Bộ Y tế Campuchia cho biết nước này đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với du khách đến từ Ý, Iran, Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Mỹ - từng được áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên, khách nước ngoài sẽ vẫn phải có một chứng nhận khẳng định họ không nhiễm virus SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh và phải chứng minh có bảo hiểm y tế trị giá 50.000 USD trong thời gian lưu trú tại Campuchia. Họ cũng sẽ phải cách ly 14 ngày sau khi nhập cảnh tại khu vực được Chính phủ chỉ định và phải xét nghiệm virus gây bệnh.

Các nước EU mâu thuẫn trong vấn đề mở lại biên giới

Trong cuộc họp trực tuyến ngày 20/5, các bộ trưởng du lịch trong Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về lộ trình dần mở lại biên giới vào mùa hè theo đề xuất của Ủy ban Châu Âu (EC). Tuy nhiên, các bên không đạt được đồng thuận trong vấn đề này.

Ông Gari Capelli, Bộ trưởng Du lịch Croatia, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, cho rằng các nước cần mở lại biên giới một cách có trách nhiệm bằng cách ký các thỏa thuận song phương, nhất là giữa các nước có cùng cấp độ dịch bệnh, để đảm bảo dịch không bùng phát trở lại. Đối với những nước có diễn biến dịch nguy hiểm thì cần làm thận trọng hơn và nên mở lại biên giới sau các nước khác.

Hiện tại, các nước trong khu vực Schengen đang áp dụng các biện pháp mở cửa biên giới không đồng bộ nhau

Hiện tại, các nước trong khu vực Schengen đang áp dụng các biện pháp mở cửa biên giới không đồng bộ nhau

Cũng tại cuộc họp, Pháp yêu cầu phải có sự phối hợp tốt hơn giữa các quốc gia. Mục tiêu của Paris là mở lại biên giới nội bộ EU từ ngày 15/6, nhưng phải đảm bảo tránh để xảy ra mở cửa ở nhiều tốc độ khác nhau. Trong khi đó, Đức muốn tập hợp 11 quốc gia phía nam EU để bàn cách phối hợp mở lại biên giới.

Đức đóng cửa sân bay do lượng khách sụt giảm

Bộ Tài chính bang Berlin (Đức) thông báo sân bay Tegel ở thủ đô có thể đóng cửa từ ngày 15/6 tới để tiết kiệm chi phí, trong bối cảnh lượng khách giảm do dịch bệnh.

iStock-458315353

Xét về lưu lượng khách, sân bay Tegel là sân bay lớn thứ 4 ở Đức, sau sân bay Frankfurt/Main, München và Düsseldorf. Năm 2019, sân bay Tegel đón khoảng 24 triệu lượt khách. Song trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, lượng khách giảm mạnh và sân bay này chỉ đón khoảng 2.000 lượt khách/ngày.

Đại học Cambridge (anh) quyết định dạy online trong năm học mới

Đại học Cambridge của Vương quốc Anh sẽ duy trì việc giảng dạy và học tập online ít nhất đến mùa hè năm 2021 do dịch bệnh. Đây là trường đại học đầu tiên ở Anh lên kế hoạch cho năm học mới bắt đầu từ tháng 9 tới.

Quyết định của Đại học Cambridge được đưa ra trong bối cảnh nước Anh đang tranh cãi về việc liệu có an toàn không khi cho sinh viên trở lại trường. Các bộ trưởng có kế hoạch mở một phần trường tiểu học từ ngày 1/6 tới nhưng các đoàn thể và hội đồng địa phương lo ngại về sự an toàn của học sinh.

Pháp đóng cửa 3 bãi biển vì du khách vi phạm quy định chống dịch

Tuần trước, khi Pháp bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế chống dịch, hàng trăm bãi biển nước này đã được phép mở lại cho người dân bơi, chạy bộ và câu cá, song hầu hết vẫn cấm hoạt động picnic do cần tuân thủ quy định về giãn cách xã hội nhằm tránh nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ hai.

PHW32SIZLYLHDMQDY4SQOCVQ6M

Tuy nhiên, tỉnh Morbihan (Tây Nam Pháp) cho biết các bãi biển ở Damgan, Billiers và Erdeven sẽ phải đóng cửa từ tối 20/5 vì "cách hành xử không thể chấp nhận được" của người dân vào cuối tuần trước.

Các nhà chức trách cho biết đã đề nghị địa phương này đóng cửa bãi biển ngay trước kỳ nghỉ lễ 21/5, thời điểm được cho là sẽ thu hút nhiều khách đến vùng bờ biển Thái Bình Dương tuyệt đẹp này.

Lan Oanh - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES