Trào lưu "tiết kiệm phục thù" của giới trẻ Trung Quốc

18/08/2024

Thay vì những cuộc "shopping trị liệu" ngẫu hứng, giới trẻ Trung Quốc đang có xu hướng "thắt lưng buộc bụng", bối cảnh kinh tế đầy biến động đã khiến giới trẻ Trung Quốc thay đổi thói quen tiêu dùng. Không vung tiền một cách bốc đồng, họ đang trở nên thận trọng hơn trong việc chi tiêu.

Sau những tháng ngày căng thẳng vì đại dịch, giới trẻ Trung Quốc đang tạo nên một làn sóng mới: "revenge saving" (tiết kiệm phục thù). Thay vì "phục thù" bằng việc mua sắm thả ga, nhiều người trẻ lại chọn cách tiết kiệm một cách quyết liệt.

Bài liên quan

Theo đó, giới trẻ đất nước tỷ dân đặt ra mục tiêu tiết kiệm "mạnh tay nhất có thể" chi tiêu ở mức tối thiểu, một cách để lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống. Xu hướng này hoàn toàn trái ngược với trào lưu "revenge shopping" (mua sắm phục thù) hay "revenge spending" (chi tiêu phục thù) là hai khái niệm được truyền thông quốc tế nhắc đến nhiều sau đại dịch COVID-19.

Bối cảnh kinh tế đầy biến động đã khiến giới trẻ Trung Quốc thay đổi thói quen tiêu dùng

Bối cảnh kinh tế đầy biến động đã khiến giới trẻ Trung Quốc thay đổi thói quen tiêu dùng

Trên mạng xã hội Xiaohongshu, tài khoản Little Zhai Zhai của một cô gái 26 tuổi chia sẻ về phương pháp hạn chế chi tiêu. Cô cho biết mỗi tháng chỉ tiêu xài ở mức 300 nhân dân tệ (hơn 1 triệu đồng), cô còn cắt giảm chi phí bữa ăn hằng ngày xuống chỉ còn 10 nhân dân tệ (35.000 đồng).

Nhiều bạn trẻ còn "đăng tin" tìm kiếm đối tác để cùng thực hiện những mục tiêu tiết kiệm, tạo nên cộng đồng "tiết kiệm bù" giàu động lực và hoạt động hiệu quả. Một trong những cách tiết kiệm được các bạn trẻ thực hiện là lựa chọn ăn uống tại căn tin cộng đồng dành cho người cao tuổi, nơi các món ăn tươi ngon được bán với giá tương đối rẻ.

Từ năm ngoái, giới trẻ Trung Quốc bắt đầu trào lưu mua các "hạt đậu vàng" nặng 1 gram, giá 400-600 nhân dân tệ. Nhiều người cho biết họ thường mua một hoặc hai hạt đậu mỗi tháng, tương đương với chi phí uống trà sữa.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Tiết kiệm đang trở thành trào lưu trên các trang mạng xã hội Trung Quốc - nơi giới trẻ đặt ra các mục tiêu hàng tháng rất khắt khe

Tiết kiệm đang trở thành trào lưu trên các trang mạng xã hội Trung Quốc - nơi giới trẻ đặt ra các mục tiêu hàng tháng rất khắt khe

Ngoài tiết kiệm đơn thuần, đây là khoản đầu tư dài hạn của giới trẻ. Theo truyền thống, người trung niên và người già mua vàng nhiều nhất, nhưng hiện tại Gen Z (sinh năm 1997-2012) mới là nhóm khách hàng bị thu hút vì những sản phẩm này.

Sau đại dịch, làn sóng

Sau đại dịch, làn sóng "mua sắm bù", thậm chí vay nợ để chi tiêu xuất hiện ở mọi nơi trên toàn cầu, trong khi đó, Gen Z Trung Quốc lại chọn tiết kiệm

Có nhiều hashtag, ví dụ như “tiêu dùng đảo ngược” và “nền kinh tế keo kiệt”, đang được theo dõi và thịnh hành trên các trang mạng xã hội, một dấu hiệu nhận biết khác cho thấy giới trẻ Trung Quốc đang ngày càng thắt chặt hầu bao. Cụ thể, “tiêu dùng đảo ngược” đề cập đến ý thức thực hiện các nỗ lực cắt giảm chi tiêu, trong khi “nền kinh tế keo kiệt” bao hàm việc tích cực tìm kiếm các khoản giảm giá và ưu đãi khi mua sắm.

Ông Shaun Rein, giám đốc điều hành Tập đoàn Nghiên cứu thị trường Trung Quốc (CMR), nhận định với kênh CNBC: "Giới trẻ Trung Quốc có tâm lý tiết kiệm phục thù. Không giống như giới trẻ trong những năm 2010 thường chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được và vay mượn tiền để mua những món đồ yêu thích như túi xách Gucci và điện thoại iPhone, hiện nay người trẻ Trung Quốc đã bắt đầu tiết kiệm nhiều hơn".

Ngoài tiết kiệm đơn thuần, đây là khoản đầu tư dài hạn của giới trẻ

Ngoài tiết kiệm đơn thuần, đây là khoản đầu tư dài hạn của giới trẻ

Trên diễn đàn trực tuyến Reddit, nhiều tài khoản cho biết họ ủng hộ "chiến lược" mới này của giới trẻ Trung Quốc. Một tài khoản cho biết anh thật sự thích khái niệm tiết kiệm mới này. Dù sở hữu mức lương tốt nhưng anh sẵn sàng từ chối mua một chiếc xe, một bộ quần áo hoặc bất cứ thứ gì nếu cảm thấy không thật sự cần thiết.

Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tổng tiền gửi bằng nhân dân tệ của các hộ gia đình ở nước này trong quý 1-2024 đã tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù GDP quý 1 của Trung Quốc vượt qua kỳ vọng, đạt mức tăng trưởng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, nhưng các dự báo vẫn chỉ ra sẽ tiếp tục có sự suy giảm. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo mức tăng trưởng là 4,5% vào năm 2025.

Sự tự tin đã biến mất trong nhóm người trẻ. Sẽ phải mất nhiều năm nữa, nếu không muốn nói là dài hơn, họ mới có thể thoải mái chi tiêu bù được

Sự tự tin đã biến mất trong nhóm người trẻ. Sẽ phải mất nhiều năm nữa, nếu không muốn nói là dài hơn, họ mới có thể thoải mái chi tiêu bù được

Các chuyên gia nói thêm một yếu tố khác là thị trường lao động bị thắt chặt, đặc biệt bất lợi cho giới trẻ. Tỷ lệ thất nghiệp của những người trong độ tuổi từ 16 đến 24 là 14,2% vào tháng 5, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 5% toàn quốc. Mặc dù không có số liệu chính thức về thu nhập hàng tháng của cử nhân đại học, một cuộc khảo sát đã cho thấy người có bằng đại học đạt mức lương trung bình 6.050 nhân dân tệ (832 USD) 1 tháng vào năm 2023, tăng 1% so với năm trước, theo các báo cáo nội địa do MyCOS công bố.

Niềm tin đã vụt tắt trong lòng giới trẻ, để lại khoảng trống mênh mông. Họ sẽ phải trải qua một hành trình dài, thậm chí rất dài, để có thể tự tin chi tiêu trở lại như trước. Niềm tin tiêu dùng của giới trẻ như một ngọn lửa nhỏ, đang dần tắt lịm. Để khơi dậy ngọn lửa ấy, cần phải có những tia lửa mới, những yếu tố kích thích mạnh mẽ hơn.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES