Trung Quốc thúc đẩy phát triển “du lịch hạt nhân”

13/08/2024

Việc Trung Quốc thúc đẩy du lịch hạt nhân là một động thái khá mới lạ và đáng chú ý. Thay vì chỉ là những nhà máy điện hoạt động kín cổng cao tường, các cơ sở hạt nhân ở Trung Quốc giờ đây đang mở cửa đón du khách, tạo ra một hình thức du lịch độc đáo và mang tính giáo dục cao.

Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc - China General Nuclear Power Group (CGNPG), vừa tạo nên một bước ngoặt lớn trong ngành du lịch khi mở hệ thống đặt chỗ trực tuyến cho phép du khách tham quan 9 nhà máy điện hạt nhân trải dài khắp đất nước. Trên khắp đất nước tỷ dân, người dân sẽ có cơ hội khám phá những công trình năng lượng khổng lồ và hiện đại bậc nhất.

Bài liên quan

Công ty này cũng xuất bản một quyển thông tin du lịch dành cho khách tham quan, bao gồm bản đồ các cơ sở của nhà máy điện hạt nhân, theo thông báo trên tài khoản WeChat chính thức.

Một lựa chọn khác là nhà máy Fangchenggang ở Quảng Tây, nơi có các lò phản ứng Hualong One tiên tiến, gần các đảo du lịch nổi tiếng của dân tộc thiểu số Jing. Đáng chú ý, nhà máy điện hạt nhân San'ao đang xây dựng gần bờ biển Ôn Châu đã trở thành địa điểm chụp ảnh ưa thích của nhiều influencer.

Thay vì chỉ là những nhà máy điện hoạt động kín cổng cao tường, các cơ sở hạt nhân ở Trung Quốc giờ đây đang mở cửa đón du khách

Thay vì chỉ là những nhà máy điện hoạt động kín cổng cao tường, các cơ sở hạt nhân ở Trung Quốc giờ đây đang mở cửa đón du khách

Ngoài mục đích thúc đẩy du lịch địa phương, CGN kỳ vọng sáng kiến này sẽ nâng cao niềm tin của công chúng vào ngành hạt nhân thông qua việc chia sẻ thông tin về kiểm soát bức xạ và an toàn.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Sự ủng hộ của dư luận đối với ngành này là yếu tố quan trọng khi Trung Quốc mở rộng đội tàu hạt nhân, nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060. Hiện tại, Trung Quốc đang xây dựng 30 lò phản ứng, chiếm gần một nửa tổng số lò phản ứng đang được xây dựng trên toàn cầu.

Bên cạnh mục đích thúc đẩy du lịch địa phương, CGNPG cũng hy vọng sáng kiến này có thể nâng cao lòng tin của công chúng vào ngành hạt nhân, thông qua việc chia sẻ thông tin về các chủ đề liên quan, điển hình như cách kiểm soát nồng độ bức xạ và an toàn hạt nhân.

Bloomberg nhận định rằng sự đồng thuận của người dân Trung Quốc là yếu tố then chốt để Bắc Kinh thành công trong việc mở rộng và phát triển ngành năng lượng hạt nhân, hướng tới mục tiêu đầy tham vọng là loại bỏ hoàn toàn khí thải nhà kính vào năm 2060.

Ông Guo Xingang, người phát ngôn của CGN, phát biểu tại sự kiện ra mắt: "Đây không chỉ là hoạt động phổ biến khoa học tới công chúng mà còn là bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực du lịch hạt nhân. Sáng kiến này không chỉ nâng cao hiểu biết và niềm tin của công chúng đối với năng lượng hạt nhân, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp điện hạt nhân quốc gia".

Trung Quốc ạo ra một hình thức du lịch độc đáo và mang tính giáo dục cao

Trung Quốc ạo ra một hình thức du lịch độc đáo và mang tính giáo dục cao

Các chuyên gia trong ngành cho biết các chuyến tham quan được tổ chức chuyên nghiệp đến các cơ sở hạt nhân sẽ có giá trị giáo dục cao và các chuyến tham quan như vậy cũng có thể thúc đẩy du lịch nông thôn ở những khu vực có nhà máy điện hạt nhân, theo thông cáo báo chí của CGN.

"Chuyến đi đến nhà máy điện hạt nhân của tôi thật hấp dẫn và đáng giá. Căn cứ hạt nhân không còn là một nơi bí ẩn và cao cả đối với tôi nữa", bà Lei Lingli, một du khách đến thăm nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Đức cho biết.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc cho hay, sản lượng điện hạt nhân tại Trung Quốc đại lục đạt 440.000 gigawatt/giờ vào năm 2023, chiếm gần 5% tổng sản lượng điện quốc gia. Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, tính đến cuối năm 2023, có 55 tổ máy điện hạt nhân đang hoạt động và 36 tổ máy điện hạt nhân đã được phê duyệt hoặc đang được xây dựng ở Trung Quốc đại lục.

Khánh Linh - Nguồn: Theo Global Times
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES