Trúc Chỉ - nghệ thuật từ giấy thuần chất Việt

18/12/2021

Trúc Chỉ được sáng tạo với ý niệm cốt lõi “mang cho giấy thêm khả năng thoát khỏi phận làm “nền” để trở thành một tác phẩm độc lập”.

Nghệ thuật giấy thủ công vốn từ lâu đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia Á châu. Nếu như ở Nhật có Ise Katagami - loại hình in khắc giấy thủ công khiến thế giới say mê, hoặc Jiǎnzhǐ - nghệ thuật cắt giấy rất thịnh hành từ thế kỷ 2 SCN tại Trung Quốc, thì ở Việt Nam cũng tồn tại một loạt hình nghệ thuật từ giấy được biết đến với tên gọi Trúc Chỉ. Khái niệm này được Nhà văn, Dịch giả Bửu Ý định danh vào tháng 4 năm 2012.

Nón lá được làm bằng nghệ thuật Trúc chỉ thủ công

Nón lá được làm bằng nghệ thuật Trúc Chỉ thủ công

Theo ông Bửu Ý, với hình ảnh tre, trúc là biểu tượng văn hóa và tinh thần Việt, Trúc Chỉ chính là tên gọi một loại hình giấy-nghệ-thuật mới của người Việt (chứ không phải chỉ là giấy tre - bamboo paper). Trúc Chỉ khai thác hầu hết các nguyên liệu xơ sợi sẵn có từ rơm, tre, mía, chuối, bèo, bắp, dứa, dâu, lá, cỏ…

Quy trình chế tác "Trúc chỉ"

Quy trình chế tác Trúc Chỉ gồm hai công đoạn chính. Một là quy trình làm giấy truyền thống. Nguyên liệu thô được ngâm, nấu với vôi, nghiền, giã thành bột giấy, rồi được “seo” thành tấm giấy trên khung “seo”.

Các nghệ nhân chuẩn bị Trúc chỉ bằng cách ngâm vào nước để làm mềm vật liệu thô

Các nghệ nhân chuẩn bị Trúc Chỉ bằng cách ngâm vào nước để làm mềm vật liệu thô

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Tiếp theo là quy trình Trúc Chỉ. Ngay trên tấm giấy ướt, họa sĩ sẽ sử dụng một vòi phun tạo áp lực nước để thay đổi cấu trúc xơ sợi, tạo nên độ dày mỏng khác nhau, với những hình ảnh đã được cắt trổ theo phác thảo. Thao tác này được tiến hành nhiều lần, theo nguyên lý của kỹ thuật chế bản in khắc kim loại (etching) và in xuyên (seriegraphy), tạo nên nhiều lớp sắc độ, sắc nhị tinh tế.

Sắp xếp chi tiết lên vật liệu

Sắp xếp chi tiết lên vật liệu

Tiếp theo là quy trình Trúc Chỉ. Ngay trên tấm giấy ướt, họa sĩ sẽ sử dụng một vòi phun tạo áp lực nước để thay đổi cấu trúc xơ sợi, tạo nên độ dày mỏng khác nhau, với những hình ảnh đã được cắt trổ theo phác thảo. Thao tác này được tiến hành nhiều lần, theo nguyên lý của kỹ thuật chế bản in khắc kim loại (etching) và in xuyên (seriegraphy), tạo nên nhiều lớp sắc độ, sắc nhị tinh tế. Bên cạnh đó, họa sĩ còn có thể sử dụng vòi phun áp lực nước như một cây “bút vẽ” đặc biệt để vờn vẽ trực tiếp trên mặt tấm giấy ướt, tạo nên hiệu ứng đặc biệt.

Việc vận dụng kỹ thuật tạo áp lực nước theo nguyên lý của nghệ thuật đồ họa, với ý niệm tạo tác một tác phẩm nghệ thuật giấy-tự-thân, chính là điểm cốt lõi làm nên sự khác biệt và biểu hiện độc đáo của Trúc Chỉ.

Nét đẹp văn hóa đặc sắc

Đặc tính của Trúc Chỉ là sự phong phú, linh hoạt về biểu hiện của nhiều loại xơ sợi, của hệ thống sắc độ, sắc nhị… tinh tế theo thứ lớp dày mỏng mà trucchigraphy mang lại. Đặc biệt là khi tương tác với ánh sáng.

Hiệu ứng bề mặt là khi có ánh sáng thuận, những chỗ dày sẽ cho sắc độ sáng, mỏng cho sắc độ tối. Với hiệu ứng xuyên sáng sẽ cho hiệu ứng ngược lại: những chỗ dày sẽ tối, những chỗ mỏng sẽ sáng. Sự linh hoạt này chính là điểm thu hút, gợi cảm hứng cho người xem, người sáng tạo, đồng thời cũng chính là khả năng đáp ứng và tham dự vào cuộc chơi nghệ thuật thị giác một cách chính thức, đàng hoàng.

Phơi thành phẩm Trúc Chỉ dưới ánh nắng tự nhiên

Phơi thành phẩm Trúc Chỉ dưới ánh nắng tự nhiên

Trúc Chỉ hoàn toàn có thể là một tác phẩm nghệ thuật tự thân mang đậm ngôn ngữ đồ họa; mặt khác, Trúc chỉ cũng sẵn sàng “đối thoại” với những tín hiệu tạo hình được đặt tiếp lên trên nó. Bên cạnh đó, Trúc Chỉ cũng hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đa dạng và đặc biệt của nghệ thuật ứng dụng ở các loại hình như thiết kế sản phẩm, nội ngoại thất, trang phục, thời trang, trang sức… Đặc biệt là kết hợp với các làng nghề thủ công truyền thống để cho ra đời những nghệ phẩm độc đáo.

Trúc Chỉ không những có tính nghệ thuật tạo hình mà nó còn có tính ứng dụng thực tiễn. Trúc Chỉ bản thân đã là một tác phẩm nhưng hoàn toàn có thể kết hợp với các kỹ thuật chất liệu khác (in thủ công, vẽ, ánh sáng,…) hay sự kết hợp với các ngành nghề truyền thống như thêu, đan lát, làm nón,… để tạo nên những tác phẩm hoàn hảo về mỹ thuật cũng như độc đáo có một không hai.

Thông tin thêm

Hiện nay, Vườn Trúc Chỉ là một trong những thương hiệu làm Trúc Chỉ được biết đến rộng rãi nhất ở Việt Nam. Cơ sở chính nằm tại số 5 Thạch Hãn (Huế) với hơn 15 nghệ nhân bản địa, các sản phẩm của Vườn Trúc Chỉ kết hợp giữa nghệ thuật giấy Trúc Chỉ, cùng với văn hóa truyền thống đất cố đô.

Therma (Ảnh: Trần Tuấn Việt)
RELATED ARTICLES