Cung điện Gyeongbokgung (경복궁) hay còn được gọi là Cảnh Phúc Cung được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1395. Đây là cung điện lớn nhất trong 5 cung điện của triều đại Joseon (1392 - 1910), cũng nơi mà các vị vua đã ở trong suốt thời gian trị vị của mình.
Tuy nhiên trong suốt chiều dài lịch sử đầy biến động, cung điện Gyeongbokgung đã nhiều lần bị phá hủy và được phục xây. Nơi này chính là hiện thân, và chứng nhân của chính là hiện thân của lịch sử và truyền thống của Hàn Quốc trong hơn 8 thập kỷ qua.
Nét son của nghệ thuật kiến trúc
Làn tuyết trắng tinh khiết phủ lên Gyeongbokgung như một món quà từ thiên nhiên ban tặng, khiến sự kết hợp tài tình giữa kiến trúc cổ đại Trung Hoa và kiến trúc truyền thống của triều đại Joseon phảng phất những nét đẹp cổ kính đầy hoài niệm của một thời đại vàng son đã qua.
Cung điện sử dụng 5 màu sắc truyền thống của Hàn Quốc chính là xanh, trắng, đen, đỏ, vàng tượng trưng cho ngũ hành. Sự hài hòa trong màu sắc đã tạo nên sự uy nghiêm cho Gyeongbokgung.
Với diện tích 400.000 m2, cung Cảnh Phúc gồm các khu vực chính sau: Cần Chính Điện, Khánh Hội Lâu, Quảng Hòa Môn, Khang Ninh Điện, Giao Thái Điện. Trục chính của cung điện là Quảng Hòa Môn và Điện Cần Chính.
Đặc biệt nhất phải kể đến Cần Chính Điện (Geunjeongjeon – 근정전). Đây là nơi đặt ngai vàng và diễn ra các hoạt động chính thức của triều đình như thiết triều hay đón tiếp các sứ thần ngoại bang. Chính điện được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, nằm ở trung tâm của một sân lớn hình chữ nhật. Trên đỉnh có một bệ đá hai tầng. Những họa tiết bên trong được trang trí rất tinh xảo và tỉ mỉ, được điêu khắc mô tả rồng và phượng. Chính điện được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, nằm ở trung tâm của một sân lớn hình chữ nhật. Trên đỉnh có một bệ đá hai tầng. Những họa tiết bên trong được trang trí rất tinh xảo và tỉ mỉ, được điêu khắc mô tả rồng và phượng. Cần Chính Điện là điện lớn nhất và hoành tráng nhất trong quần thể kiến trúc của Gyeongbokgung.
Ngoài ra một trong những nơi đẹp nhất Gyeongbokgung phải kể đến Khánh Hội Lâu (Gyeonghoeru – 경회루) nằm giữa một hồ sen nhân tạo, bên cạnh có hòn giả sơn Mansesan (만세산). Nơi đây thường được sử dụng để tổ chức các buổi yến tiệc thiết đãi các sứ thần ngoại bang hay khi quốc gia có đại sự, ban thưởng cho các thành viên hoàng tộc, làm lễ cầu mưa…
Kết cấu của Khánh Hội Lâu toàn là gỗ, được xây dựng từ 48 cột đá lớn và cầu thang gỗ nối tầng một và tầng hai. Bên trong là cột tròn tượng trưng cho bầu trời, bên ngoài là cột vuông tượng trưng cho đất. Khuôn viên vườn cảnh có đình tạ, có hoa cỏ cắt tỉa công phu điển hình cho nghệ thuật vườn cảnh Hàn Quốc. Khác với mùa hè, mùa đông nơi Khánh Hội Lâu có chút tĩnh lặng và tịch mịch hơn.
Lời cầu chúc trong những cái tên
Từng kiến trúc bên trong Gyeongbokgung đều được đặt tên với ý nghĩa cầu chúc và dặn dò từ những bậc tiền nhân. Như ở Cần Chính Điện (Geunjeongjeon – 근정전) mang ý nghĩa là “Tất cả các vấn đề sẽ được quản lý đúng cách nếu nhà vua thể hiện sự siêng năng”.
Với Gwanghwamun là cổng chính phía nam của cung điện. Tên ban đầu của nơi này có tên là Nammun (남문) nhưng đến thời vua Sejong (세종대왕) thì đã được đổi thành Gwanghwamun mang ý nghĩa “Nhân đức của nhà vua chiếu sáng cả đất nước”.
Về cái tên Khang Ninh Điện (Gangnyeongjeon – 강녕전) - nơi nghỉ ngơi của nhà vua. Trong quan niệm của người Hàn Quốc, khang ninh chính là một trong Ngũ phú, ngụ ý cho "có sức khỏe". Người ta đặt tên điện cũng với ý nghĩa cầu mong cho nhà vua luôn luôn khỏe mạnh. Hay ý nghĩa của tên Giao Thái Điện (교태전) chính là mong muốn có sự hài hòa âm – dương, sinh đẻ thuận lợi.
Và cuối cùng là Gyeongbokgung. Hai chữ Gyeongbok (경복) được dùng trong thơ ca Hàn Quốc mang ý nghĩa cầu chúc cho nhà vua, con cháu và bách tính sẽ luôn được ban phúc lớn trong thời đại thái bình. Có lẽ lời cầu chúc linh thiêng được gửi gắm trong hai chữ Cảnh Phúc đã ứng nghiệm khi triều đại Joseon đã trở thành triều đại có ảnh hưởng lớn và đồng thời còn lưu lại nhiều văn hóa đến Hàn Quốc ngày nay nhất.
Bốn mùa qua hàng thế kỷ
Kiến trúc của Gyeongbok gìn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp cổ kính mà hùng vĩ, uy nghiêm đầy sức mạnh thống trị của hoàng quyền. Vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nơi này cũng đều có một vẻ đẹp rất riêng. Nhưng đặc biệt nhất luôn là mùa thu và mùa đông.
Vào mùa thu, cảnh sắc nơi đây càng vô cùng tráng lệ. Quanh cung điện gác lầu cổ kính là những gốc ngân hạnh cổ thụ phủ rợp mái lâu đài màu lá vàng chói lọi một góc trời, những tầng lá phong lá đỏ hơn màu lửa soi mình trên mặt hồ xanh phẳng lặng…
Và rồi rất nhẹ nhàng, khi mùa đông đến, sự chuyển màu kỳ ảo mà lộng lẫy của cây lá trong vườn ngự uyển cũng dần được thay thế bởi vẻ tinh khôi của giá lạnh. Những hồ nước được bao phủ một lớp băng mỏng và trên những mái hiên, tuyết phủ lên những phù điêu tinh xảo khiến cho cung điện Gyeongbokgung vừa mang một vẻ đẹp thật huyền ảo vừa mang sự lãng mạn của mùa đông Hàn Quốc. Thiên nhiên của hiện tại đây đang hòa quyện và điểm tô thêm cho vẻ uy nghi tráng lệ của những đình đài cổ kính của biết bao thế kỷ đã qua.