Người Cuba và truyền thống mang chim đi thi... hót

18/03/2022

Ở Cuba có truyền thống săn bắt chim biết hót để cho chúng thi tài, vốn để thoả mãn niềm tự hào và mong muốn gần gũi thiên nhiên của con người. Nhưng dần dần, truyền thống văn hoá ấy đã trở thành hành vi kiếm lợi bất hợp pháp và gây ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên.

Truyền thống có lịch sử hơn 500 năm

Sáng Chủ nhật, mấy người đàn ông lại xuất hiện, tay xách những nhà vô địch trong chiếc lồng chim - những con chim chào mào xám từng chiến thắng cuộc thi hót. Lướt qua đám cỏ dại cao và những ụ rác chắn ngang lối đi nhỏ hẹp, họ tập trung tại một nơi vắng vẻ ở Thủ đô Havana. Đó là một ngày tháng Chín, mùa chim di cư ở Cuba.

Gần đây, nhu cầu mua chim và đua chim bùng nổ tại đất nước này. Chim sẻ đất màu, chim sẻ đất xanh, chim tước mỏ lớn ngực đỏ và những khúc ca chúng hát - tất cả đều được săn đón cật lực. Chủ nhật là thời gian tổ chức các cuộc thi chim hót quen thuộc.

Lồng chim treo trên một con đường ở Cuba

Lồng chim treo trên một con đường ở Cuba

Theo nhà sinh vật học Giraldo Alayón García - cựu Chủ tịch Hiệp hội Động vật học Cuba, sở thích "chơi chim" có từ thời người Tây Ban Nha cai trị Cuba sau khi Colombo tìm ra vịnh Havana (La Habana), tức đã có tuổi đời hơn 500 năm. Nhiều người Cuba muốn giữ những con chim nhiều màu sắc trong nhà để thưởng thức tiếng hót và vẻ đẹp của chúng. Thú vui đó ngày càng trở nên phổ biến và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Giờ đây, bản chất của thú chơi chim hót tại Cuba đã thay đổi, người ta đánh bẫy chim và mang chim đi thi vì nhiều lý do, không chỉ đơn giản vì niềm yêu thích như trước kia.

Các cuộc thi chim hót đặc biệt hay diễn ra vào mùa đông, khi chim sẻ tước xanh và các loài chim khác di cư đến Cuba để giao phối. Đàn ông thường tụ tập vào các ngày Chủ nhật để tham gia cuộc thi, mong rằng giám khảo ngày hôm đó sẽ chọn chim của mình là

Các cuộc thi chim hót đặc biệt hay diễn ra vào mùa đông, khi chim sẻ tước xanh và các loài chim khác di cư đến Cuba để giao phối. Đàn ông thường tụ tập vào các ngày Chủ nhật để tham gia cuộc thi, mong rằng giám khảo ngày hôm đó sẽ chọn chim của mình là "ca sĩ" hát hay nhất.

Trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, người Cuba thường tụ tập để trao đổi, mua bán và xem chim ở Havana. Người nuôi chim sẽ biểu diễn để hạt thức ăn lên lưỡi để chim của mình bay tới ăn.

Trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, người Cuba thường tụ tập để trao đổi, mua bán và xem chim ở Havana. Người nuôi chim sẽ biểu diễn để hạt thức ăn lên lưỡi để chim của mình bay tới ăn.

Đối với một số người Cuba, mua bán chim biết hót là công việc kinh doanh để kiếm sống. Tình trạng thiếu lương thực và ảnh hưởng kinh tế từ các lệnh cấm vận của Mỹ khiến tiền mặt trở nên khan hiếm. Bên cạnh đó, việc đánh bẫy trái phép các loài chim hoang dã rẻ và dễ dàng hơn nhiều so với việc nuôi chim ở nhà.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Lillian Guerra, Giáo sư Lịch sử Cuba và Caribe tại Đại học Florida cho biết, "Số tiền kiếm được từ việc buôn bán chim biết hót khá hạn chế. Trên Facebook, có những loài chim được rao bán với giá không quá 20 USD. Nhưng đặt cược trong các cuộc thi chim hót thì ngược lại - số tiền trong mỗi lần cược lên đến hàng nghìn USD".

Cũng có những người Cuba tiếc thương chim của mình khi chúng chết. Nhưng thường khi huấn luyện chim hót để thi đấu, những con chim hay bị bắt luyện tập một cách căng thẳng và mệt mỏi, ví dụ như người ta sẽ buộc chúng phải học thuộc các bài hát được phát đi phát lại liên tục. Những người thi đấu chim hót trẻ tuổi thậm chí còn nạp steroid vào cơ thể chim để "tiếp thêm sinh lực cho màn trình diễn của chúng"; hoặc dùng thìa nóng làm bỏng mắt chim, với hy vọng rằng nếu không nhìn thấy đối thủ, những con chim sẽ tiếp tục hót không ngừng.

Mấy người đàn ông trong công viên ở Cienfuegos ngồi nghe hai con chim cất tiếng hót. Một số cuộc thi chim hót chỉ nhằm thể hiện niềm tự hào và giao lưu với bạn bè; các cuộc thi khác thì liên quan đến cá cược sinh lợi bất hợp pháp.

Mấy người đàn ông trong công viên ở Cienfuegos ngồi nghe hai con chim cất tiếng hót. Một số cuộc thi chim hót chỉ nhằm thể hiện niềm tự hào và giao lưu với bạn bè; các cuộc thi khác thì liên quan đến cá cược sinh lợi bất hợp pháp.

Ngoài việc nuôi các loài chim biết hót, một số người Cuba còn tham gia chọi gà và đua chim bồ câu. Vào một buổi tối ở thị trấn Trinidad, ta có thể thấy nhiều đứng đợi trên mái nhà để đợi chim bồ câu của mình bay về.

Ngoài việc nuôi các loài chim biết hót, một số người Cuba còn tham gia chọi gà và đua chim bồ câu. Vào một buổi tối ở thị trấn Trinidad, ta có thể thấy nhiều đứng đợi trên mái nhà để đợi chim bồ câu của mình bay về.

Từ truyền thống văn hóa đến hành vi vi phạm pháp luật

Nhu cầu tăng cao của các cuộc thi chim hót đã gây ra một loạt những vụ đánh bẫy và buôn bán chim hoang dã trái phép. Nuôi giữ chim hoang dã là truyền thống lâu đời của người dân nơi đây, nhưng trớ trêu thay, đó cũng là hành vi bất hợp pháp ở Cuba.

Năm 2011, Cuba ban hành một bộ luật về bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó cấm nuôi nhốt nhiều loài chim biết hót vì bất cứ mục đích gì ngoài nghiên cứu khoa học. Tổ chức các cuộc thi để đặt cược xem con nào hót được giai điệu dài nhất, du dương nhất cũng là hành vi bị cấm.

Tuy nhiên, Xochitl Ayón Güemes - một nhà điểu học và người phụ trách chim tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Cuba - cho biết, các đợt phong toả vì đại dịch đã đẩy mạnh hoạt động thương mại hoá trực tuyến bất hợp pháp về mua bán chim hoang dã. Mọi người vẫn công khai đăng ảnh và video quay chụp từ những cuộc thi này; và trên Facebook vẫn tràn lan các bài viết rao bán chim, thậm chí con chim nào được săn bắt từ tự nhiên cũng được ghi chú rõ ràng.

Người đánh bẫy chim đang giơ cao một chiếc lồng nhốt chim ễnh ương đực để thu hút những con khác cùng loài.

Người đánh bẫy chim đang giơ cao một chiếc lồng nhốt chim ễnh ương đực để thu hút những con khác cùng loài.

Nếu có con chim nào bị thu hút bay tới, nó sẽ tìm ăn miếng mồi được đặt trong bẫy và bị bắt.

Nếu có con chim nào bị thu hút bay tới, nó sẽ tìm ăn miếng mồi được đặt trong bẫy và bị bắt.

Theo các cuộc nghiên cứu được tiến hành, các đàn chim di cư quãng đường dài đến khu trú đông ở Cuba có khả năng trở về ít hơn 20% so với các đàn di cư quãng đường ngắn. Các chuyến bay dài là một phần nguyên nhân giải thích lý do cho việc này, nhưng việc bẫy chim cũng làm ảnh hưởng đến tỉ lệ trên.

Alayón, một người đàn ông 75 tuổi, than thở rằng: "Ngày nay, ở một vài nơi thậm chí còn không tìm được con chim cỏ (grassquit) nào nữa, dù rằng hồi tôi còn bé, ở Cuba có rất nhiều".

"Mọi người muốn gần gũi với thiên nhiên, và việc bẫy chim biết hót đã quá phổ biến trong văn hoá Cuba" - ông Alayón nói, "Điều khó khăn nhất là làm sao thay đổi được suy nghĩ của người dân".

Một con chim sẻ đất màu được điều tra viên của Ủy ban Bảo tồn Động vật Hoang dã tịch thu từ những người săn bẫy chim.

Một con chim sẻ đất màu được điều tra viên của Ủy ban Bảo tồn Động vật Hoang dã tịch thu từ những người săn bẫy chim.

Có thể mất hàng tuần để phục hồi sức khỏe cho những con chim bị tịch thu để chúng có thể bay trở lại. Trong bức ảnh này, Trung úy Antonio Dominguez thuộc Ủy ban Bảo tồn Động vật Hoang dã đang thả những con chim tước mỏ lớn ngực đỏ trở lại tự nhiên.

Có thể mất hàng tuần để phục hồi sức khỏe cho những con chim bị tịch thu để chúng có thể bay trở lại. Trong bức ảnh này, Trung úy Antonio Dominguez thuộc Ủy ban Bảo tồn Động vật Hoang dã đang thả những con chim tước mỏ lớn ngực đỏ trở lại tự nhiên.

An - Nguồn: National Geographic - Ảnh: Karine Aigner
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES