Busójárás - Lễ hội xua đuổi mùa đông của người Hungary

22/01/2022

Busójárás là lễ hội truyền thống của người Hungary, kéo dài 6 ngày, nhằm đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và chào đón mùa xuân mới.

Tháng 2 hàng năm, thị trấn Mohács của Hungary lại ngập tràn các hoạt động vui chơi náo nhiệt của lễ hội Busójárás được tổ chức trong mùa Farsang (Carnival). Farsang là tên được đặt cho mùa lễ hội ở Hungary, trong thời gian đó một loạt các sự kiện được tổ chức trên khắp đất nước để xua đuổi mùa đông. Busójárás là sự kiện chính của mùa lễ hội và chỉ diễn ra ở một nơi duy nhất là thị trấn Mohács, gần biên giới của Hungary với Croatia. Đây là lễ hội của người Šokci, một dân tộc thiểu số Croatia của Mohács.

Empty
Empty
Trang phục của Bruso làm từ lông cừu.

Trang phục của Busós làm từ lông cừu, mặt nạ làm bằng gỗ. Ảnh: MTI/Sóki Tamás

Lễ hội bắt nguồn từ truyền thuyết người dân Mohács xua đuổi quân xâm lược hàng trăm năm trước. Trong thời kỳ Ottoman chiếm đóng, người dân địa phương buộc phải chạy trốn khỏi thị trấn và ẩn náu trong những đầm lầy gần đó. Vào một đêm giông bão, theo lời khuyên của một ông già Šokac, một nhóm người đã đeo những chiếc mặt nạ đáng sợ, tạo ra những đồ vật lạch cạch và quay trở lại Mohács, khiến quân xâm lược phải bỏ chạy vì nghĩ rằng họ là quỷ. Vào ban đêm, người Šokci vượt sông Danube bằng thuyền của họ và đánh đuổi quân Ottoman.

Mặc dù thực tế, câu chuyện không có cơ sở lịch sử, nhưng truyền thuyết về Busós vẫn rất phổ biến trong người dân thị trấn. Không chỉ có ý nghĩa tái hiện sự kiện trong quá khứ, ngày nay, lễ hội được tổ chức để xua đuổi mùa đông và chào mừng sự xuất hiện của mùa xuân.

Empty
Busós đến bằng thuyền.

Busós đến bằng thuyền. Ảnh: MTI/Sóki Tamás

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Chiếc quan tài biểu tượng của mùa đông.

Chiếc quan tài biểu tượng của mùa đông. Ảnh: MTI/Sóki Tamás

Linh hồn của lễ hội Busójárás là các Busós. Busós theo truyền thống là những người đàn ông mặc trang phục đáng sợ gồm mặt nạ bằng gỗ độc đáo và áo choàng len làm từ da cừu. Họ diễu hành vòng quanh đám đông khắp thị trấn, phát ra những âm thanh ồn ào, gây huyên náo như một biểu tượng xua đuổi mùa đông, xua đuổi ma quỷ và những điều không may mắn. Mặc dù hầu hết Busós là nam giới, phụ nữ cũng có thể tham gia và họ ăn mặc như Busós nữ, hoặc họ mặc trang phục gợi nhớ đến nữ Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman.

Những người phụ nữ Sokác đứng đợi .

Những người phụ nữ Sokác đứng đợi busós.

Busójárás diễn ra vào cuối tháng hai, kéo dài trong vòng 6 ngày từ thứ năm đến thứ ba. Vào thời cổ đại, các Busós đi bộ từ nhà này sang nhà khác để bày tỏ những điều ước tốt đẹp của họ, và đổi lại, họ sẽ nhận được đồ uống, thực phẩm. Ngày nay, hầu hết phong tục dân gian đã mất đi nhưng thay vào đó là nhiều điểm nhấn khác. Điển hình là sự kiện các Busós vượt sông Danube trên thuyền, thả quan tài của "Ông già Mùa đông" trên sông. Lễ kỷ niệm lớn nhất diễn ra vào chủ nhật được gọi là Farsang Vasárnap (Chủ nhật Farsang).

Trẻ em tham gia lễ hội hóa trang.

Trẻ em tham gia lễ hội hóa trang.

 Các hoạt động hóa trang và diễu hành đường phố diễn ra nhộn nhip tại Mohács trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Ảnh: MTI/Sóki Tamás

Diễu hành đường phố diễn ra nhộn nhip tại Mohács trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Ảnh: MTI/Sóki Tamás

Thứ ba cũng là một ngày quan trọng. Vào ngày này ban đêm sẽ là Lễ chôn cất Farsang. Tại đây, người dân đốt một người đàn ông bằng rơm rạ bằng một đống lửa lớn. Trong khi đó, người dân thị trấn nắm tay nhau và nhảy múa, uống rượu vang xung quanh. Sự kiện này cũng bao gồm cuộc thi trang phục dành cho trẻ em, trẻ em được vui chơi và đeo mặt nạ gỗ. Lễ hội thường thu hút khoảng 800 busós và 200 người mặc các loại trang phục khác trong sự kiện.

Empty
Busós nhảy múa quanh đống lửa trong đêm lễ hội.

Busós nhảy múa quanh đống lửa trong đêm lễ hội.

Năm 2009, Busójárás đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vì lễ hội “không chỉ là một sự kiện xã hội” mà còn có tầm ảnh hưởng quan trọng trong văn hóa Hungary.

Phương Lê - Nguồn: HungaryToday, UNESCO
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES