Vĩnh Tràng cổ tự - Sự giao thoa của nhiều nền văn hoá

19/06/2023

Vĩnh Tràng cổ tự - Sự giao thoa của nhiều nền văn hoá

Vùng đất Tiền Giang vốn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mang đậm bản sắc vùng sông nước miệt vườn miền Tây Nam bộ. Đặc biệt có một công trình phật giáo nổi tiếng mà du khách không nên bỏ qua đó chính là chùa Vĩnh Tràng – Một ngôi chùa độc đáo có nét giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây cùng hội tụ.

Chùa tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn đi theo hướng quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố Mỹ Tho. Sau đó đi theo hướng tỉnh lộ 879 khoảng 3km, đến công viên Vĩnh Tràng, sau đó rẽ trái khoảng 300 m là đến chùa Vĩnh Tràng.

Chùa gây ấn tượng với du khách gần xa đầu tiên là bởi quy mô bề thế và kiến trúc cùng lối trang trí tinh xảo của nó.

Chùa gây ấn tượng với du khách gần xa đầu tiên là bởi quy mô bề thế và kiến trúc cùng lối trang trí tinh xảo của nó.

Phía trước chùa Vĩnh Tràng có hai cổng tam quan kiểu võ quy mô và tráng lệ, được xây vào năm 1933 theo lối kiến trúc cổ lầu. Điểm đặc biệt của cổng tam quan này là ở nghệ thuật ghép những mảnh sành sứ có để minh họa cho lịch sử nhà Phật với đủ hình dáng của long, lân, quy, phượng, ngư, tiều, canh, mục,… vô cùng ấn tượng và đặc sắc.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Cổng tam quan của chùa Vĩnh Tràng.

Cổng tam quan của chùa Vĩnh Tràng.

Vòm cửa theo kiểu La Mã.

Vòm cửa theo kiểu La Mã.

Empty
Những hoạ tiết trang trí trên cửa sổ và các chùm đèn thể hiện sự giao thoa văn hoá.

Những hoạ tiết trang trí trên cửa sổ và các chùm đèn thể hiện sự giao thoa văn hoá.

Tháp chuông trong khuôn viên chùa Vĩnh Tràng.

Tháp chuông trong khuôn viên chùa Vĩnh Tràng.

Tượng Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn được bắt đầu khởi công vào ngày 15-2-2012, hoàn thành vào ngày 15-2-2013, và khánh thành vào ngày 26-3-2013. Phần pho tượng được thiết kế nằm với tư thế kiết tường, dài 32 m, cao 10 m, nặng khoảng 250 tấn với sắc thái khuôn mặt rất nhẹ nhàng và an lạc khiến cho tất cả những du khách thập phương hành hương đều cảm thấy thư thái, yên bình.

Tượng Phật Thích Ca trong tư thế nằm thanh tịnh tại chùa.

Tượng Phật Thích Ca trong tư thế nằm thanh tịnh tại chùa.

Tuy nhiên, kiểu kiến trúc điêu khắc cốt lõi vẫn mang đậm truyền thống của người Việt. Được xây dựng theo hình dáng chữ Quốc của Hán tự, gồm 4 gian nối tiếp nhau là Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu. Riêng tại phần trước bên ngoài chánh điện, du khách sẽ thấy có những hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng hay Đây là bông sắt của Pháp, kia là gạch men của Nhật Bản. Bạn cũng sẽ thấy những nét quen thuộc là chữ Hán viết theo lối chữ triện cổ kính, chữ quốc ngữ viết theo lối chữ Gô-tích.

Về tác giả: Thịnh, một người viết về văn hóa địa lý, hiện đang sinh sống và làm việc tại Tp.HCM. Thịnh là người kể chuyện, thông qua những bài viết, hoặc bộ ảnh hay phóng sự. Những câu chuyện của tác giả là những chia sẻ rất riêng từ góc nhìn và cảm nhận cá nhân của anh trong những hành trình rong ruổi khắp nơi.

Empty
Empty
A Story by Thịnh
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES