Vở nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris tại Việt Nam

08/01/2014

Đêm ngày 12 và 13/1/2014, Vở opera “Notre Dame De Paris” của đại văn hào nổi tiếng người Pháp Victor Hugo được nhạc sĩ Huy Tiến biên soạn sẽ ra mắt công chúng. Khán giả sẽ lần đầu tiên được thưởng thức vở opera có sự phối hợp táo bạo các phong cách âm nhạc như jazz, blue, Vpop.

Đây là vở opera có sự góp mặt của tác giả âm nhạc và kịch bản: Vũ Huy Tiến; đạo diễn: Lê Quân và Phan Điền; với sự tham gia của các nghệ sĩ: NSƯT Duy Tân, NSƯT Cao Minh và các ca sĩ Thanh Hiếu, Phi Sơn, Phương Trinh, Thanh Huyền, Phan Hoàng…

Nhạc sĩ Huy Tiến là con trai của nhạc sĩ Huy Thư - một nghệ sĩ nổi tiếng của dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, Huy Tiến sớm chịu ảnh hưởng âm nhạc và con đường nghệ thuật của cha. Và trên bước đường nghệ thuật của mình, anh từng ấp ủ ước mơ làm nhạc kịch

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Công diễn vở nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris 

Được biết vở nhạc kịch này đã được nhạc sĩ Huy Tiến ấp ủ kịch bản này trong gần 30 năm nay và đến nay Notre Dame De Paris được kể bằng ngôn ngữ Việt. Với ngụ ý tôn vinh tình yêu là hơi thở nồng nàn trong cuộc sống, Huy Tiến đã xây dựng cho các nhân vật trong tác phẩm Notre Dame De Paris mang những sắc thái cảm xúc thật khác nhau: mối tình đau khổ dẫn đến ghen tuông của đức cha Frollo đã biến ông thành kẻ ích kỷ và độc ác; viên Đại úy Phoebus - với nét hào hoa, đỏm đáng nhưng tâm hồn vô cùng hời hợt, dù được Esméralda - cô gái Digan xinh đẹp, hoang dã đầy nồng nàn đã trao cho y cả trái tim yêu, nhưng với bản chất khoe mẽ không có chiều sâu, y đã vô tâm phản bội và thờ ơ nhìn nàng bị hành quyết… Mỗi một con người mang cá tính riêng đều sẽ được ông đặc tả và phô diễn trong vở nhạc kịch xuất chúng này.

Chọn một cốt truyện kinh điển vốn quen thuộc với cả thế giới, nhạc sĩ Vũ Huy Tiến muốn chuyển tải những cảm xúc, những thông điệp về tình yêu - đề tài không bao giờ xưa cũ. Anh không chuyển dịch từ phiên bản nhạc kịch từng nổi tiếng mà biên soạn và viết lại hoàn toàn cả phần nhạc lẫn lời. Với vở diễn này, nhạc sĩ mong muốn năm mới, đem lại những ý tưởng mới, tạo nên thói quen thưởng thức nhạc kịch với công chúng trong nước.

RELATED ARTICLES