10 điều có thể bạn chưa biết về tháp Eiffel

04/07/2021

Tuy là công trình nổi tiếng bậc nhất thế giới, khiến biết bao quốc gia ghen tị nhưng tháp Eiffel lại không được lòng người dân Paris trong quá trình xây dựng. Thậm chí người Pháp từng có ý định dỡ bỏ tòa tháp mang tính biểu tượng này.

Sau hơn 3 tháng đóng cửa vì dịch Covid-19, ngày 25/6, tháp Eiffel đã mở cửa trở lại để đón chào du khách đến thăm. Từ khi khánh thành cho tới nay, tháp Eiffel là công trình thu phí tham quan thu hút du khách nhất thế giới với 6-7 triệu lượt khách mỗi năm.

Nổi tiếng là vậy, tòa tháp này từng gây tranh cãi về tính thẩm mỹ và công năng sau khi được hoàn thành. Cùng tìm hiểu xem những thăng trầm mà tháp Eiffel đã trải qua từ khi khánh thành đến nay.

1. Tháp Eiffel ban đầu được đặt tên khác

Vốn có tên nguyên thủy là "Tháp 300 mét" (Tour de 300 mètres), công trình này do kỹ sư Gustave Eiffel và các đồng nghiệp của mình thiết kế và xây dựng từ năm 1887 tới năm 1889 nhân dịp Triển lãm thế giới năm 1889, và cũng là dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp.

Gustove Eiffel cùng bản vẽ về tòa tháp 300 m.

Gustove Eiffel cùng bản vẽ về tòa tháp 300 m.

Sau khi hoàn thành, tòa tháp được đặt tên theo người nắm giữ bằng sáng chế là ông Gustave Eiffel. Nhưng thực chất ông Gustave có họ khai sinh là Bonickhausen. Vậy nên nếu ông Gustave không đổi họ thì có lẽ tòa tháp đã có tên là Bonickhausen.

2. Gustave Eiffel không phải là người trực tiếp thiết kế lên tòa tháp

Tòa tháp ban đầu là ý tưởng của là hai kỹ sư Maurice Koechlin và Émile Nouguier - hai nhân viên trong công ty của Gustave.

Gustave đã góp công trong việc sử dụng sức ảnh hưởng của mình để thuyết phục giới chính trị gia cho phép thực hiện dự án lớn. Đồng thời, ông cũng là nhà đâu tư chính, cung cấp kinh phí để triển khai dự án. Sau này, để thuận tiện về kinh doanh và quảng bá, Gustave đã mua tác quyền từ hai kỹ sư của mình và đặt tên mình theo ngọn tháp.

Empty

3. Tháp Eiffel lẽ ra được xây ở Barcelona (Tây Ban Nha)

Ban đầu tháp Eiffel được dự định xây dựng ở Barcelona nhưng chính quyền Tây Ban Nha đã từ chối đầu tư kinh phí cho dự án này. Đó chắc hẳn là một quyết định sai lầm bởi tòa tháp nổi tiếng có giá trị hiện tại là 400 tỷ Euro, gấp bốn lần Đấu trường La Mã (Rome, Ý) và gấp 6 lần tháp London (Anh).

Empty

4. Tháp Eiffel là công trình cao nhất thế giới khi vừa hoàn thành

Tháp Eiffel từng là dự án nằm ngoài sức tưởng tượng của các kỹ sư thời bấy giờ. Với độ cao hơn 300 m, tòa tháp cao hơn bất kỳ công trình nào được xây dựng trước đó. Đây là một thách thức không nhỏ vào thời điểm công nghệ kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn quá trình xây dựng phụ thuộc vào sức người.

Empty

Tòa tháp mất 2 năm, 2 tháng và 5 ngày để hoàn thành vói sự góp sức của hơn 300 công nhân. Từ khi khánh thành vào năm 1889, tháp Eiffel là công trình cao nhất thế giới và giữ vững vị trí này trong suốt hơn 40 năm.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Mãi đến năm 1930, tháp Eiffel mới bị truất ngôi bởi tòa nhà Chrysler ở New York (319 m) và tòa nhà Empire State Building (381 m). Ngày nay, nhiều tòa tháp khác có chiều cao gấp đôi tháp Eiffel như tháp Đài Bắc (508 m) hay tháp Burj Dubai (828 m).

5. Tháp Eiffel suýt bị dỡ đổ nhiều lần

Dù là một công trình hoành tráng nhưng tháp Eiffel lại không được lòng người dân Paris vào thời điểm xây dựng. Công trình chịu nhiều lời gièm pha, đặc biệt vào tháng 2/1887 công trình đã phải nhận những chỉ trích của một vài nghệ sĩ lớn nhất của thời kỳ đó. Những tranh cãi về tòa tháp liên quan nến công năng và tính thẩm mỹ của nó.

Tuy vậy, khi khánh thành, tháp Eiffel gngay lập tức đón nhận một số lượng lớn khách ghé thăm. Tuần đầu tiên, khi các thang máy còn chưa hoạt động, đã có 28.922 người leo lên tháp bằng cầu thang bộ.

Quá trình xây dựng Tháp Eiffel đối mặt với làn sóng phản đối của người dân vì được cho là không có tác dụng thực tiễn mà chỉ làm cảnh.

Quá trình xây dựng Tháp Eiffel đối mặt với làn sóng phản đối của người dân vì được cho là không có tác dụng thực tiễn mà chỉ làm cảnh.

Dù gây được tiếng vang nhưng tòa tháp ban đầu chỉ là công trình tạm thời và được dự tính sẽ phá hủy sau 20 năm hoạt động. Ý thức được nguy cơ và như đã dự tính trước khi xây dựng, Gustave Eiffel đồng ý cho việc tiến hành các thực nghiệm cũng như đặt trạm quan sát ngay từ năm đầu tiên của ngọn tháp.

Nhờ có cột ăng-ten phát sóng được lắp đặt trên đỉnh tháp mà Eiffel đã nhiều lần thoát được các quyết định phá hủy. Đến nay cột ăng-ten vẫn được sử dụng để truyền tín hiệu vô tuyến từ các vệ tinh.

6. Tháp Eiffel suýt được chuyển sang Canada

Tòa tháp biểu tượng của Paris suýt bị chuyển sang Montreal (Canada) vào năm 1960 sau khi cựu Tổng thống Pháp Charles De Gaulle thực hiện một giao kèo bí mật với Thống đốc Montreal. Tòa tháp dự định sẽ góp mặt trong triển lãm Universal Exhibition ở Canada nhưng cuối cùng đã lỡ hẹn vì công ty quản lý tòa tháp bác bỏ quyết định di dời.

Empty

7. Việc chụp hình Tháp Eiffel vào ban đêm là “phạm pháp”

Cảnh tháp Eiffel rực rỡ tỏa sáng trong đêm mê đắm biết bao ánh nhìn của du khách. Tuy nhiên cảnh này chỉ có thể chiêm ngưỡng, không được chụp hình và đăng tải lên mạng xã hội.

Empty

Công ty khai thác tháp Eiffel thông báo trên website của họ: “Chụp ảnh tháp Eiffel vào ban ngày là hoàn toàn hợp pháp. Thế nhưng các dụng cụ chiếu sáng của tháp về đêm thuộc quyền quản lý của chính quyền. Vậy nên việc sử dụng các bức ảnh chụp tháp vào buổi tối phải được sự cho phép của Công ty khai thác tháp Eiffel” .

Lí do bởi dàn đèn thắp sáng tòa tháp được coi là một tác phẩm nghệ thuật và được bảo vệ bởi luật bản quyền tác giả.

8. Một kẻ lừa đảo đã từng “bán” Tháp Eiffel thành công

Năm 1925, một người đàn ông tên Victor Lustig đã “rao bán” tháp Eiffel dù không sử hữu tòa tháp này. Cụ thể, người này đã đọc được bài báo về việc sửa chữa tòa tháp nên đã lên kế hoạch lừa bán công trình. Tên này đã tìm đến các đại lý sắt vụn và thuyết phục họ mua lại tòa tháp. Hắn thậm chí yêu cầu đối phương giữ bí mật về giao dịch này.

Victor Lustig từng cố bán tòa tháp này và đã trót lọt.

Victor Lustig từng cố bán tòa tháp này và đã trót lọt.

Tưởng chừng là một kế hoạch vụng về nhưng cuối cùng vẫn có người mắc bẫy Victor. Một chủ cửa hàng sắt vụn đã kí tờ séc giá trị rất lớn đưa cho Victor và chờ đợi mòn mỏi ngày công trình được dỡ bán. Đến khi hỏi chính quyền địa phương thì người này mới vỡ lẽ là mình bị lừa. Lúc này Victor Lustig đã cao chạy xa bay. Người chủ vì quá xấu hổ nên đã không đâm đơn kiện lên tòa.

9. Có người từng… “cưới” Tháp Eiffel

Một người phụ nữ Mỹ tên Erika Aya có hội chứng kỳ lạ: chỉ có tình cảm với những vật vô tri vô giác chứ không phải con người. Người này "yêu" tháp Eiffel đến mức quyết định... kết hôn với tòa tháp này vào năm 2007 và đổi tên thành Erika La Tour Eiffel. “Mối tình” hài hước của Erika đã tạo cảm hứng cho các nhà làm phim Mỹ sản xuất bộ phim tài liệu The Woman Who Married the Eiffel Tower.

Erika muốn cử hành hôn lễ với Tháp Eiffel.

Erika muốn cử hành hôn lễ với Tháp Eiffel.

10. Tháp Eiffel có ba màu

Nhìn từ xa tháp Eiffel có một màu đồng nhất, tuy nhiên, đây chỉ là một hiệu ứng quang học. Gustave Eiffel vì thế trong lúc xây dựng đã cho sơn tòa tháp theo ba màu: màu đậm hơn ở dưới và màu nhạt hơn ở trên. Thủ thuật này vẫn được sử dụng cho đến nay.

Tòa tháp không phải lúc nào cũng đươc sơn nâu. Tháp Eiffel được sơn lại mỗi bảy năm. Giữa màu gốc và màu ngày nay, đã có gần 12 màu chính thức khác nhau được sử dụng, trong đó có màu nâu đỏ, màu nâu, màu đất son và màu be.

Empty

Việc sơn tháp Eiffel cũng không phải việc dễ dàng, công việc này được thực hiện hoàn toàn bằng tay và phải mất đến 18 tháng mới hoàn thành.

Bá Di - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES