20 thói quen nhỏ để trở nên vui vẻ hơn

29/07/2021

Hàng ngày ta phải đối mặt với biết bao áp lực trong công việc và cuộc sống, vậy phải làm sao để giữ lý trí luôn kiên cường và mạnh mẽ? Sau đây là một vài thói quen nhỏ, dễ dàng thực hiện, giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần.

1. Gấp chăn màn mỗi buổi sáng

Nghe có vẻ đơn giản nhưng hành động nhỏ này lại có tác dụng rất lớn. Nghiên cứu cho thấy những người gấp chăn màn gọn gàng vào buổi sáng có xu hướng hạnh phúc hơn, làm việc năng suất hơn. Bắt đầu ngày mới bằng việc hoàn thành một việc gì đó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, từ đó sẽ có thêm năng lượng để thực hiện các công việc trong ngày.

2. Tự khen bản thân mỗi ngày

Hạn chế những suy nghĩ tiêu cực bằng cách nói ra những điều tốt đẹp về bản thân. Ban đầu việc này sẽ hơi ngượng ngùng, gượng gạo nhưng sau một thời gian bạn sẽ cảm thấy quen dần, nhờ đó không còn tự ti và tự vấn về những sai lầm trong quá khứ nữa.

Những suy nghĩ tiêu cực có thể đến bất cứ lúc nào, đừng lảng tránh, hãy đối mặt với nó, tự bảo với bản thân rằng những điều đó không có thật và thay thế chúng bằng những điều tích cực hơn.

3. ghi lại những điều tốt đẹp mỗi ngày

Có thể ghi lại trong một cuốn sổ nhỏ hay đơn giản là viết lên mẩu giấy và cất vào một lọ thủy tinh. Bằng cách này bạn sẽ biết trân trọng cuộc sống hiện có, dần cảm thấy yêu đời hơn.

Sau một thời gian, hãy mở ra và đọc lại để thấy những điều tốt đẹp đã đến với bạn, dù nhỏ nhặt hay lớn lao.

Empty

4. Viết ra những mặt tích cực của mỗi thử thách

Khi gặp phải những công việc khó nhằn, đừng quá lo lắng về những thách thức mình phải đương đầu mà hãy ngẫm xem công việc này sẽ mang lại cho mình những gì. Có thể là vật chất hay là kinh nghiệm, dù ít dù nhiều, hãy cứ viết ra. Điều này sẽ tiếp thêm động lực cho bạn hoàn thành công việc khó khăn kia.

5. Học cách hài lòng với hiện tại

Mỗi khi cảm thấy vui vẻ, hãy ghi nhớ lại khoảnhkhắc ấy. Hãy nhắc mình nhớ về những khoảng thời gian hạnh phúc để luôn thấy thoải mái, bất kể đang làm việc hay nghỉ ngơi. Dần dần bạn sẽ có thói quen hài lòng với hiện tại, quên đi những phiền muộn vụn vặt không đáng có.

6. Tự làm bạn thân của chính mình

Học cách tự dựa vào bản thân chứ không lệ thuộc vào ai khác. Đây là một phương pháp vô cùng hiệu quả để giúp bản thân kiên cường, mạnh mẽ hơn.

Empty

Mỗi khi chuyện xảy đến không như mong đợi và bạn bắt đầu chỉ trích bản thân mình, hãy tự hỏi rằng: “Liệu mình có làm thế với bạn thân của mình không? Liệu bạn thân mình có đối xử với mình như vậy không?”

Câu trả lời chắc chắn là không. Hãy học cách yêu thương bản thân như cách bạn quý mến người bạn thân thiết của bạn.

7. Học cách từ chối mà không phải viện cớ

Mỗi khi có ai nhờ vả mà bạn không muốn làm, đừng ngại từ chối thẳng thắn. Việc viện cớ chỉ đẩy bạn vào những tình huống khó xử và sẽ khiến bạn day dứt về sau. Hay coi việc mình-không-muốn-làm là một lý do chính đáng, và thành thật với đối phương cũng chính là thành thật với bản thân mình. Đây là một điều khó nhưng không phải bất khả thi, bạn có thể làm được.

Empty

8. Chăm sóc bản thân 20 phút mỗi ngày

Muốn giúp đỡ, bảo vệ người khác thì trước hết bản thân bạn phải khỏe mạnh đã. Hãy dành thời gian chăm sóc bản thân thật tốt, đáp ứng những nhu cầu nho nhỏ của bản thân để tinh thần luôn thoải mái.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Có thể là làm móng, chăm sóc da hay đơn giản là pha một ly trà sữa... Dành cho mình một khoảng thời gian ngắn để làm những điều mình thích, sau đó tiếp tục những công việc phải hoàn thành.

Empty

9. Thiết lập một sở thích, một hoạt động hàng ngày mang đến niềm vui

Việc duy trì một hoạt động đều đặn không chỉ giúp bạn học cách sắp xếp, phân bổ thời gian tốt hơn mà còn nâng cao sức khỏe tinh thần. Hãy chọn một hoạt động yêu thích như tập thể dục hay đọc sách, nấu ăn,... Với việc thực hiện đều đặn những sở thích này, bạn sẽ trở nên khỏe mạnh hay thuần thục một kỹ năng hơn, nhờ đó sẽ có thêm niềm tin vào bản thân.

10. Học cách hài lòng và hạn chế than phiền

Việc than phiền quá nhiều sẽ khiến bạn rơi vào vòng xoáy cảm xúc tiêu cực. Mỗi khi gặp phải điều gì không đúng như mong muốn, thay vì than vãn, hãy thử tìm những khía cạnh khiến bạn hài lòng. Hãy học cách biết ơn với hiện tại. Cân nhắc hạ tiêu chuẩn của mình xuống một chút để bản thân luôn trong trạng thái thoải mái.

11. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần. Khi thiếu ngủ bạn sẽ trở nên mệt mỏi, dễ cáu gắt, đưa ra những quyết định không sáng suốt và sức khỏe tinh thần đi xuống.

Chính vì vậy, hãy ngủ đủ giấc. Mỗi đêm bạn cần ngủ tối thiểu 8 tiếng, nếu bạn vận động nhiều thì lại cần nhiều thời gian ngủ để nạp năng lượng. Nếu bạn đang stress thì hãy tìm cách thư giãn và xoa dịu bản thân trước khi lên giường để tối ưu hiệu quả của giấc ngủ.

Empty

12. Lập thói quen ăn uống lành mạnh

Những nghiên cứu mới có thấy mối tương quan giữa hệ tiêu hóa và tâm trạng. Yếu tố quyết định sức khỏe hệ tiêu hóa chính là các loại thực phẩn bạn hấp thụ.

Hạn chế các loại thực phẩm có hại như đồ cay nóng, đồ chiên rán, bia rượu để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Việc ăn uống lành mạnh mang đến cho bạn nhiều năng lượng và còn có thể cải thiện tình trạng căng thẳng và lo âu thường ngày.

13. Giảm thời gian sử dụng mạng xã hội

Chúng ta luôn chưng diện những mặt hào nhoáng của cuộc sống lên mạng xã hội để rồi cuối cùng âm thầm so sánh bản thân với người khác. Điều này sẽ mang đến những cảm xúc tiêu cực không đáng có, khiến bạn xao nhãng với cuộc sống hiện tại và quên đi những điều tốt đẹp ở xung quanh.

Hãy cắt giảm thời gian sử dụng mạng xã hội và dành thời gian này để kết nối, trò chuyện với bạn bè hay làm những điều mình thích. Mạng xã hội chỉ là những nền tảng giải trí, đừng để chúng chi phối cuộc sống của bạn.

14. Tìm ít nhất 3 lời hay ý đẹp để đọc mỗi ngày

Những lời động viên, khích lệ tưởng chừng sáo rỗng nhưng lại có tác dụng vô cùng to lớn khi bạn cảm thấy nhụt chí.

Hãy dành thời gian thiết kế những lời hay ý đẹp, có thể thêm một vài bức ảnh cho thật bắt mắt và đặt chúng ở những nơi bạn thường qua lại mỗi ngày. Những lúc căng thẳng, đọc lại những lời động viên bạn sẽ thấy trấn an hơn phần nào.

standard-postcard-4x6-front-60a4237f748a6__65076.1622023332

15. Dành 10 phút mỗi ngày để nghĩ về mục tiêu của mình

Hãy dành thời gian suy nghĩ đến các thành quả trong tương lai khi bạn hoàn thành các mục tiêu trước mắt. Cùng với việc mường tượng, hãy lên kế hoạch rõ ràng để đạt được các mục tiêu ấy. Bằng cách này bạn sẽ đoán trước được những trắc trở mình gặp phải, từ đó chủ động hơn khi đối đầu với chúng.

16. Ngừng việc làm hài lòng người khác

Trong nỗ lực trở thành một người tốt, chúng ta thường ép bản thân phải làm hài lòng tất cả mọi người. Điều đó là bất khả thi, chúng ta không thể thỏa mãn tất cả nhu cầu của người khác. Hãy cảm thấy hài lòng với những việc mình có thể làm trong giới hạn cho phép. Đừng lấy hạnh phúc của người khác làm mục tiêu của bản thân.

17. Dành một khoản tiền nhỏ mỗi tháng để chiều chuộng bản thân

Tiết kiệm là điều tốt nhưng đừng quá khắt khe, chi li. Hãy dành một ít tiền để tự thưởng cho bản thân vì những thành tựu đã đạt được, hoặc để an ủi bản thân nếu mọi điều không như mong muốn.

Có thể là mua một chiếc áo mới hay đi xem phim, đi dã ngoại,... Hãy cho phép bản thân được tận hưởng một niềm vui “tốn kém” nào đó mỗi tháng!

18. Đừng chạy theo các mối quan hệ rút cạn năng lượng của bạn

Hãy vun đắp mối quan hệ với những người tích cực, những người khiến bạn cảm thấy thoải mái và hạn chế giao tiếp với những người tiêu cực.

Đây không phải điều dễ dàng bởi ta khó có thể đong đếm một mối quan hệ là lành mạnh hay độc hại. Hãy đặt giới hạn cho bản thân và khi ai đó vượt qua giới hạn đó, đừng ngần ngại chấm dứt mối quan hệ với họ.

Khi không phải dành thời gian với những người "độc hại", bạn sẽ có nhiều năng lượng để tập trung vào những thứ tích cực trong cuộc sống.

Empty

19. Bỏ từ “nên” khỏi từ điển của mình

Từ “nên” thường đi kèm với cảm giác day dứt hoặc phán xét, bắt buộc..., đều là những cảm giác không mấy tích cực. Hãy thay thế từ ngữ nặng nề này bằng các từ tích cực hơn, ví dụ như: “Mình muốn trở nên mạnh mẽ hơn” hay “mình muốn thay đổi các thói quen hàng ngày”,...

20. Dành thời gian viết nhật ký vào buổi sáng hoặc buổi tối

Nếu chọn viết nhật ký vào buổi sáng, hãy thuật lại giấc mơ của mình hay viết lại những điều đã khiến mình lắng lo tối hôm qua và rũ bỏ nó để bắt đầu một ngày mới. Hoặc bạn cũng có thể viết các mục tiêu cho ngày mới, viết những điều bạn mong mỏi và muốn được thấy.

Nếu bạn chọn viết nhật ký vào buổi tối, hãy viết ra những điều khiến bạn buồn phiền trong ngày và cả những điều mang đến niềm vui cho bạn, rồi tự nhủ với bản thân ngày hôm nay đã khép lại.

Bá Di - Nguồn: Life Hack
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES