10 hành động sẽ khiến người Đức khó chịu

25/05/2021

Bạn có biết người Đức sẽ không uống bia nếu chưa cụng ly? Bạn không thể mua sắm vào Chủ nhật!... Dưới đây là 10 hành động nhạy cảm không nên làm ở Đức.

1. Không đùa về Hít-le

Hãy bắt đầu với một điều đơn giản nhưng quan trọng. Việc giơ tay chào hay nói “Heil Hitler” (Hít-le vạn tuế) là hành vi trái pháp luật ở Đức. Những ai vi phạm sẽ bị bắt và phạt tiền. Việc tán dương hay đùa cợt về Hít-le và chủ nghĩa phát xít cũng là một hành vi vô cùng xấu xí trong mắt người bản địa. Nếu muốn tỏ ra hài hước thì hãy chọn những chủ đề khác để nói nhé!

Empty

2. Tránh bàn luận về chiến tranh

Người Đức không thích đả động về các cuộc chiến. Đa phần người Đức thường tránh bàn luận về các cuộc xung đột dù không xảy ra tại nước họ. Lí do bởi trẻ em nơi đây được giáo dục đầy đủ về vai trò của Đức trong các cuộc chiến tranh trong quá khứ.

Cũng sẽ có một vài người quan tâm đến chủ đề này nhưng số này không nhiều. Vậy nên để tránh gây khó chịu cho người khác thì bạn nên tạm gác lại những câu chuyện về chiến tranh.

Empty

3. Đừng nói về chuyện tiền bạc

Tiền cũng là một chủ đề nhạy cảm ở Đức. Sẽ khá là bất lịch sự khi hỏi ai đó về thu nhập của họ. Cũng đừng tò mò về các khoản họ phải chi cho nhà cửa, xe cộ hay các kì nghỉ. Và nếu bạn là người khá giả thì cũng đừng khoe khoang hay thể hiện bản thân quá nhiều. Tuy nhiên, nếu người Đức chia sẻ về chuyện tiền bạc với bạn thì chứng tỏ họ coi bạn là người thân thiết.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty

4. Đừng chúc mừng sinh nhật trước ngày

Việc chúc mừng sinh nhật sớm ở Đức bị coi là xui xẻo, nên tránh. Tuy người Đức ít mê tín nhưng họ vẫn có một vài điều kiêng kị. Tốt nhất, hãy chúc mừng sinh nhật ai đó đúng ngày hoặc muộn một chút cũng không sao. Không chỉ sinh nhật mà lưu ý này còn áp dụng cho các ngày trọng đại như đám cưới hay lễ tốt nghiệp.

Empty

5. Cẩn thận với vấn đề nhập cư

Những năm vừa qua, chủ đề người nhập cư ở Đức được bàn luận sôi nổi, tuy nhiên tại chính quốc gia này thì người dân lại cảm thấy không thoải mái khi nhắc đến. Bạn có thể sẽ gặp những người sẵn sàng giúp đỡ người nhập cư và những người không ủng hộ chút nào. Cũng có một số người không thực sự phản đối người nhập cư nhưng không đồng tình với các chính sách được ban hành. Nếu không được hỏi đến thì bạn cũng không nên mở đầu cuộc hội thoại bằng cách nếu quan điểm của mình về các chính sách của Đức đối với người nhập cư.

Empty

6. Đừng đến muộn

Người Đức rất coi trọng thời gian vậy nên bạn cần nhớ không được muộn giờ. Dù bất kể là cuộc họp quan trọng hay một buổi hẹn hò hoặc đơn giản chỉ là một cuộc tụ tập thông thường, bạn nên đến sớm hoặc đúng giờ để tránh gây mất thiện cảm với người Đức. Dù vậy, lưu ý là các chuyến tàu ở Đức sẽ không đúng giờ như bạn mong đợi, người Đức phàn nàn về vấn đề này rất nhiều.

Empty

7. Tránh làm ồn vào ngày chủ Nhật

Chủ nhật là ngày nghỉ ngơi ở Đức. Bạn không nên làm các việc gây ra tiếng ồn như dọn dẹp, khoan đập hay nghe nhạc với âm lượng lớn để tránh gây ảnh hưởng đến hàng xóm. Bên cạnh đó các cửa hàng sẽ đóng cửa vào ngày cuối tuần, vậy nên hãy mua dự phòng hàng hóa và thức ăn từ trước để tránh tình trạng thiếu đồ ăn và nhu yếu phẩm.

Empty

8. Đừng đi bộ trên làn dành cho xe đạp

Ở Đức có rất nhiều người sử dụng xe đạp là phương tiện chính để đi làm hay đi học. Vậy nên các tuyến phố sẽ có làn dành riêng cho phương tiện hai bánh này. Hãy tôn trọng người đi xe đạp và không lấn sang làn đường của họ. Ngược lại người đi xe đạp cũng không được đi trên làn đường của người đi bộ. Nếu không nhìn thấy biển hiệu làn đường dành cho xe đạp thì bạn sẽ phải đi vào làn đường chung cùng các loại phương tiện khác.

Empty

9. Đừng băng qua đường khi chưa có đèn xanh

Việc qua đường lúc đèn đỏ không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn để lại ấn tượng xấu trong mắt người bản địa. Đặc biệt không nên vượt đèn đỏ trước mặt trẻ em kể cả khi không có xe cộ đi lại.

Empty

10. Không uống bia khi chưa cụng ly

Hãy nhớ cụng ly với người bên cạnh trước khi uống bia. Và nhớ nhìn vào mắt người cụng để thể hiện thành ý. Dù không phải hành vi quá to tát nhưng nếu bạn không cụng ly, người Đức sẽ nhắc nhở và chủ động cụng ly với bạn.

Bá Di - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES