8 sai lầm khiến du khách Việt trượt visa

22/11/2018

Theo kinh nghiệm du lịch của travel blogger Lý Thành Cơ, visa là tấm vé để đến một quốc gia mới, du khách dùng passport Việt Nam chịu khá nhiều rào cản. Nhưng không vì vậy mà bạn không thể xin visa được nếu như đừng mắc 1 trong 8 sai lầm dưới đây.

Thiếu minh bạch, thiếu logic

Có hàng tá những lý do khiến bạn rớt visa, nhưng điều quan trọng nhất là có những bạn khai hồ sơ rất thiếu logic và không chính xác dẫn đến việc Lãnh sự quán đặt dấu chấm hỏi to tướng về việc xin visa của bạn. Bạn của tôi từng xin visa đi châu Âu, vé đặt khứ hồi qua Pháp, nhưng trong booking khách sạn lại đặt ở Hà Lan trước. Chính sự thiếu logic đã khiến bạn ấy rớt.

Empty

Không biết mình đang đi đâu, làm gì

Mình từng chứng kiến một trường hợp khi tôi đi xin visa Hà Lan. Một cô gái nhìn có vẻ rất giàu, mua tour để đi du lịch, khi nộp hồ sơ có nhân viên của tour đứng kèm. Cô thản nhiên trả lời khi nhân viên lãnh sự hỏi qua Hà Lan sẽ đi đâu: “Cô không biết, mua tour thì cứ đi theo hướng dẫn thôi.” Đó là một sai lầm lớn. Dù đi tự túc hay đi tour, bạn vẫn phải nắm được lịch trình bạn tới đó đi những đâu và làm gì. Nếu không trả lời được, nhân viên lãnh sự sẽ nghĩ bạn không thật sự có mục đích du lịch mà có thể mua tour để qua bên ấy trốn.

Thiếu tài chính

Điều này hoàn toàn là điều kiện tiên quyết. Hãy chứng minh bạn có đủ tiền để trang trải trong suốt chuyến đi. Giả dụ ở châu Âu, bạn phải có tối thiểu số dư khả dụng – tức số tiền bạn có thể xài được – bằng 50 euro nhân cho số ngày bạn lưu trú. Tất nhiên, hãy có dư hơn số đó thì càng tốt. Tuy nhiên, cũng đừng để quá nhiều tiền, vì bạn có thể khiến lãnh sự đặt nghi vấn: “Vì sao bạn này lại đem nhiều tiền như vậy đi nước ngoài, hay là muốn qua đó trốn lại?”

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty

Muốn “một nước lên trời”

Bạn không thể "đùng một phát" muốn đi Mỹ, châu Âu, Nhật khi passport đang trống trơn được. Ít nhất hãy chứng minh bạn thích du lịch và đi nhiều nước khác nhau. Tất nhiên, nếu đi được những nước khó xin visa thì sẽ càng có hồ sơ đáng tin tưởng hơn. Một gợi ý cho các bạn có passport trắng là hãy đi Hong Kong, Dubai - hai nước này xin visa rất dễ nếu đi theo tour, và có visa dán lên sẽ tạo độ tin tưởng hơn rất nhiều, vì hai nước này đều là những nơi phát triển.

Không hiểu quy trình phỏng vấn khi nộp hồ sơ

Đừng để sự thiếu hiểu biết khiến bạn mất tấm vé thông hành đến địa điểm trong mơ. Việc chuẩn bị cho quy trình phỏng vấn khá quan trọng, nó chứng minh rằng bạn hiểu gì về chuyến đi sắp tới. Hãy tham khảo một số câu hỏi sau đây và tập dượt trả lời rõ ràng, đầy đủ cho nhân viên lãnh sự là bạn có thể chắc chắn an toàn.

  • Bạn đi những địa điểm nào và làm gì ở mỗi địa điểm? – Trả lời đúng theo lịch trình
  • Qua Nhật, bạn sẽ di chuyển giữa các thành phố bằng phương tiện gì? – Trả lời với hiểu biết và tìm hiểu trước của bản thân, trong ví dụ này thì trả lời sử dụng JR Pass để di chuyển
  • Ngày nhập cảnh và xuất cảnh của bạn khỏi nước bạn tới là khi nào? – Trả lời theo vé máy bay
  • Hiện tại bạn đang làm công việc gì? Mức lương bao nhiêu? – Trả lời đúng theo hợp đồng lao động và miêu tả càng chi tiết công việc của bạn càng tốt
  • Bạn sẽ ở nước X bao nhiêu ngày? – trả lời theo lịch trình
  • Bạn đã làm việc tại công ty này bao lâu? – Trả lời theo hợp đồng lao động
  • Bạn có khoản tiết kiệm hay tài sản nào không? – Trả lời theo những giấy tờ bạn nộp

Không chứng minh được lý do du lịch

Lịch trình sơ sài, booking khách sạn không trùng khớp với lịch trình, lúc trả lời phỏng vấn bị lúng túng... là những lý do đủ để nhân viên lãnh sự nghi ngờ bạn không đến đây vì mục đích du lịch. Hãy chứng minh cho họ thấy bạn có mục đích du lịch bằng việc có nhiều kiến thức về điểm đến. Chỉ cần lên Google tìm kiếm thông tin (ví dụ: “Amsterdam Top Sights” là Google đã cho một loạt điểm đến) và bạn có thể “chém gió” về nơi đó cho nhân viên lãnh sự nghe.

Empty

Hồ sơ gian dối

Đừng làm hồ sơ giả như hợp đồng lao động giả, vì lãnh sự sẽ gọi về công ty để kiểm tra. Thậm chí, lãnh sự có thể yêu cầu nộp sổ bảo hiểm xã hội, việc này chỉ khi bạn có công việc thật sự thì họ mới đóng bảo hiểm xã hội cho bạn. Đừng booking khách sạn rồi huỷ ngay lập tức, lãnh sự có thể kiểm tra, nên bạn hãy giữ booking đến khi nhận được visa.

Không chứng minh được bạn sẽ quay về Việt Nam

Không có mối quan hệ ràng buộc (con cái, hôn nhân) tại Việt Nam, không có công việc, không có sổ tiết kiệm, không nhà, không xe hơi. Những cái không này nói lên một điều: “bạn không có lý do để trở về Việt Nam”. Nhận định này sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến bạn. Tất nhiên bạn không cần có hết tất cả yếu tố trên, như tôi chỉ có công việc và một sổ tiết kiệm giá trị rất nhỏ mà thôi.

Empty
Lý Thành Cơ
RELATED ARTICLES