Bảo tàng Áo dài, không gian yên bình lưu giữ văn hóa áo dài Việt

12/07/2023

Yên tĩnh trong khuôn viên 20.000 m2, Bảo tàng Áo dài không chỉ là nơi lưu giữ di sản áo dài Việt Nam, còn là không gian đậm đà bản sắc dân tộc ở khía cạnh kiến trúc, văn hóa, ẩm thực.

Ra đời từ ý tưởng của họa sĩ - nhà thiết kế Sĩ Hoàng, Bảo tàng Áo không chỉ quy tụ nhiều bộ sưu tập áo dài quý, mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trong không gian sân vườn rộng 20.000 m2.

Nơi trưng bày những câu chuyện xoay quanh chiếc áo dài Việt Nam

Bảo tàng Áo dài là nơi trưng bày câu chuyện từ lúc hình thành đến nhiều lần cải biến của chiếc áo dài Việt Nam. Du khách đến đây lần lượt đi qua những sự vận động uyển chuyển của áo dài qua các thời kỳ. Từ chiếc áo tứ thân, ngũ thân, áo dài vương triều, áo dài Lemur, áo dài cổ cao, áo dài raglan, áo dài cổ thuyền, áo dài hippy, áo dài vẽ, áo dài thổ cẩm...

Áo tứ thân ra đời vào thế kỷ 17. Thời này do khổ vải dệt chỉ từ 35 - 40 cm, nên thân áo trước là hai tà tách riêng, thân áo sau được khâu ghép lại với nhau.

Áo tứ thân ra đời vào thế kỷ 17. Thời này do khổ vải dệt chỉ từ 35 - 40 cm, nên thân áo trước là hai tà tách riêng, thân áo sau được khâu ghép lại với nhau.

Áo dài năm thân gồm hai khổ vải được may nối lại với nhau thành thân trước kín đáo, có một thân phụ nằm dưới về phía bên phải. Áo luôn có 5 cúc (khuy) cài áo thể hiện đạo lý làm người của người Việt Nam là nhân - lễ - nghĩa - trí - tín.

Áo dài năm thân gồm hai khổ vải được may nối lại với nhau thành thân trước kín đáo, có một thân phụ nằm dưới về phía bên phải. Áo luôn có 5 cúc (khuy) cài áo thể hiện đạo lý làm người của người Việt Nam là nhân - lễ - nghĩa - trí - tín.

Áo dài vương triều nhà Nguyễn vào thế kỷ 19. Áo dài được may bằng các loại vải quý giá, thêu hay dệt những hoa văn trang trí hình chim phượng, con dơi, mặt trời, trái bầu, hoa trái và bát bửu, màu ngũ sắc… bên trong có lớp lụa lót.

Áo dài vương triều nhà Nguyễn vào thế kỷ 19. Áo dài được may bằng các loại vải quý giá, thêu hay dệt những hoa văn trang trí hình chim phượng, con dơi, mặt trời, trái bầu, hoa trái và bát bửu, màu ngũ sắc… bên trong có lớp lụa lót.

Áo dài tân thời hay áo dài Lemur xuất hiện vào những năm 1930 do họa sĩ Nguyễn Cát Tường vẽ kiểu. Ông đã tạo kiểu và tạo dáng: có cổ, không cổ, có tay, tay ngắn, không tay, vai bồng, vai xẹp, cổ tay xoè, không xòe, có khuy, không khuy, vạt áo dài, vạt áo ngắn…

Áo dài tân thời hay áo dài Lemur xuất hiện vào những năm 1930 do họa sĩ Nguyễn Cát Tường vẽ kiểu. Ông đã tạo kiểu và tạo dáng: có cổ, không cổ, có tay, tay ngắn, không tay, vai bồng, vai xẹp, cổ tay xoè, không xòe, có khuy, không khuy, vạt áo dài, vạt áo ngắn…

Áo dài cổ thuyền (bên trái) và áo dài cổ cao.

Áo dài cổ thuyền (bên trái) và áo dài cổ cao.

Chia sẻ với Travellive, bà Huỳnh Ngọc Vân - Giám đốc Bảo tàng Áo dài cho biết: "Hầu như trong hầu hết mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, tới y tế, giáo dục... đều có những nhân vật nổi tiếng thành công. Chiếc áo dài gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp, hình ảnh, đóng góp không nhỏ vào sự thành công của mỗi cá nhân nói riêng và cả lĩnh vực nói chung".

Bà dẫn chứng, nhà ngoại giao Nguyễn Thị Bình luôn mặc áo dài trong các sự kiện đặc biệt quan trọng. Chiếc áo dài gắn liền với hình ảnh của bà trước công chúng khi còn là Phó Chủ tịch nước, là trang phục bà lựa chọn trong lễ ký kết chính thức Hiệp định Paris. Hay Tôn Nữ Thị Ninh, Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Thị Hồi - những người đã hoạt động trong công tác ngoại giao, luôn xuất hiện với tà áo dài trong những dịp quan trọng, mang vẻ đẹp chiếc áo dài Việt đi khắp thế giới.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Áo dài từ trái sang của: Tôn Nữ Thị Ninh - Nguyễn Phương Nga - Nguyễn Thị Bình - Nguyễn Thị Hồi.

Áo dài từ trái sang của: Tôn Nữ Thị Ninh - Nguyễn Phương Nga - Nguyễn Thị Bình - Nguyễn Thị Hồi.

Nơi đây còn quy tụ những chiếc áo dài có ý nghĩa đặc biệt của các nghệ nhân. Áo dài đối với họ không chỉ là tài sản, mà là giá trị tinh thần to lớn gắn liền với đời sống sự nghiệp. Du khách khi tới đây không chỉ ngắm nhìn vẻ đẹp độc đáo của riêng mỗi tà áo, mà nên dừng lại suy ngẫm về những câu chuyện ẩn giấu đằng sau - được chia sẻ hoàn toàn miễn phí bởi đội ngũ thuyết minh viên tại Bảo tàng.

Empty
Empty
Nơi quy tụ những chiếc áo dài đặc biệt.

Nơi quy tụ những chiếc áo dài đặc biệt.

Nơi hội tụ di sản kiến trúc, văn hóa, ẩm thực

Khuôn viên nhà vườn Bảo tàng Áo dài nằm trên cù lao Long Phước, được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Tắc và sông Đồng Nai, nên cây cối trong vườn tươi tốt, không khí trong lành mát mẻ quanh năm. Bảo tàng Áo dài có là một quần thể kiến trúc rộng mở, kết nối với thiên nhiên, gợi nhiều cảm xúc về những giá trị văn hoá truyền thống.

Empty
Kiến trúc Bảo Tàng Áo Dài gợi nhớ về không gian Việt, nơi nuôi dưỡng những giá trị truyền thống xưa nhưng không bao giờ cũ.

Kiến trúc Bảo Tàng Áo Dài gợi nhớ về không gian Việt, nơi nuôi dưỡng những giá trị truyền thống xưa nhưng không bao giờ cũ.

Khuôn viên Bảo tàng Áo dài là nơi tập hợp nhiều cụm công trình có kiến trúc dân gian quen thuộc như kiến trúc nhà rường Quảng Nam, hiện lên hài hòa trong cảnh quan thiên nhiên mang đậm nét vùng miền Tây sông nước. Khi bước vào đây, du khách thư thái trong sự tươi mát xanh tươi của cây cối, hoài niệm khi bước vào những căn nhà cổ.

Các công trình của bảo tàng phần lớn làm bằng gỗ, được phục hiện chân thực qua đôi tay khéo léo của các nghệ nhân Kim Bồng.

Các công trình của bảo tàng phần lớn làm bằng gỗ, được phục hiện chân thực qua đôi tay khéo léo của các nghệ nhân Kim Bồng.

Mang nét đặc trưng của kiến trúc Việt Nam, Bảo tàng Áo dài là sự giao thoa giữa phong cách nhà rường xưa Quảng Nam với dấu ấn tiêu biểu của vùng miền Tây sông nước.

Mang nét đặc trưng của kiến trúc Việt Nam, Bảo tàng Áo dài là sự giao thoa giữa phong cách nhà rường xưa Quảng Nam với dấu ấn tiêu biểu của vùng miền Tây sông nước.

Sân khấu nổi trên mặt hồ Chân Lạc được thiết kế để tổ chức những sự kiện biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, tái hiện hình ảnh sân đình làng - nơi hội tụ và lưu giữ nét đẹp văn hóa dân gian.

Sân khấu nổi trên mặt hồ Chân Lạc được thiết kế để tổ chức những sự kiện biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, tái hiện hình ảnh sân đình làng - nơi hội tụ và lưu giữ nét đẹp văn hóa dân gian.

Đu khách cũng có thể tìm thấy không gian trưng bày gốm Chăm Bàu Trúc - nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Gốm Bàu Trúc có tính độc bản cao, được chế tác bằng tay, không bàn xoay. Vẻ đẹp độc đáo này đã được nhà thiết kế - họa sỹ Sĩ Hoàng, người đã gắn bó từ năm 1986 trưng bày trong không gian khoảng 40 m2 tại Bảo tàng.

NTK Sĩ Hoàng sáng tạo thêm những chi tiết thổ cẩm, đính cườm trên các sản phẩm gốm.

NTK Sĩ Hoàng sáng tạo thêm những chi tiết thổ cẩm, đính cườm trên các sản phẩm gốm.

Bảo tàng Áo dài còn là nơi kết nối để tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các nước. Liên tiếp năm 2018 và 2019, Hiệp hội hoa vải truyền thống Tsumami (Nhật Bản) đã phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản TPHCM và Bảo tàng Áo Dài tổ chức thiết kế, trình diễn và trưng bày những tà áo dài Việt Nam đính hoa vải Tsumami Nhật Bản.

Những hoạt động vui chơi, giải trí trải nghiệm nếp sống dân gian đặc trưng quê hương sông nước cũng thường xuyên được tổ chức, được thiết kế để phù hợp với độ tuổi nhằm nuôi dưỡng tình yêu áo dài, văn hóa truyền thống từ rất sớm cho các công dân tương lai.

Empty
Bảo tàng Áo dài là không gian tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa cho giới trẻ.

Bảo tàng Áo dài là không gian tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa cho giới trẻ.

Từ năm 2021, Bảo tàng Áo dài hỗ trợ người dân địa phương vào đây làm việc để phát triển du lịch cộng đồng, giữ gìn đặc sản ẩm thực địa phương. Vào mỗi thứ 7, chủ nhật phiên Chợ quê diễn ra với những gian hàng ẩm thực như: bánh xèo hến, bò lá lốt, dừa nước đường đá. Hoạt động thắt lá dừa cũng được diễn ra thường xuyên, nhằm giới thiệu với du khách trò chơi dân gian quen thuộc của người dân Nam Bộ.

Bi Lê
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES